Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 08/02/2023 14:05 (GMT+7)

Đắk Lắk: 18 tháng tù cho đối tượng buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trên không gian mạng

TAND tỉnh Đắk Lắk giữ nguyên mức án 18 tháng tù đối với đối tượng Lê Viết Phát về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

Ngày 06/02/2023, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm trên cơ sở kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của đối tượng Lê Viết Phát và quyết định giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm, tuyên phạt đối tượng 18 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

Trước đó ngày 23/06/2022, Công an huyện Lắk đã phát hiện đối tượng Lê Viết Phát (trú tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có hành vi buôn bán trái phép 0,38 kg vảy tê tê vàng và 03 móng gấu ngựa. Tiếp tục khám xét nhà riêng của đối tượng, cơ quan chức năng phát hiện nhiều móng động vật hoang dã đang bị tàng trữ trái phép.

tm-img-alt
Tang vật thu được từ vụ án.

Tê tê vàng (Manis pentadactyla) và gấu ngựa (Ursus thibetanus) là các loài động vật hoang dã thuộc lớp thú được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm Nghị định 64/2019/NĐ-CP - cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi buôn bán và/hoặc tàng trữ trái phép sản phẩm của các loài này của đối tượng Lê Viết Phát có thể bị phạt tù từ 01 – 05 năm hoặc phạt tiền từ 500 triệu – 2 tỷ đồng.

Đối tượng Lê Viết Phát đã đăng tải rao bán các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên tài khoản mạng xã hội Facebook, TikTok từ năm 2021. Do đó, trong phiên tòa hình sự sơ thẩm vào ngày 18/11/2022, TAND huyện Lắk đã quyết định tuyên phạt đối tượng Lê Viết Phát 18 tháng tù, tuyên tiêu hủy toàn bộ tang vật là các sản phẩm của động vật hoang dã.

tm-img-alt
Các sản phẩm từ động vật hoang dã đối tượng rao bán trên mạng xã hội.

Trong những năm qua, tình trạng quảng cáo, buôn bán động vật hoang dã trên không gian mạng diễn biến hết sức phức tạp. Riêng trong năm 2022, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 1.686 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã trên Internet. Việc xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật sẽ góp phần răn đe, ngăn chặn những đối tượng khác đang tiếp tục buôn bán phi pháp động vật hoang dã trên không gian mạng.

Cùng chuyên mục

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Ngày 19/3, tại Phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) và Vì Thị Thu (sinh năm 1982) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

Tin mới

Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.