Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 27/01/2023 19:49 (GMT+7)

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các lễ hội Xuân trên địa bàn Thủ đô

Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với Ban Tổ chức các lễ hội xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo y tế phục vụ các lễ hội năm 2023 diễn ra trên địa bàn, đảm bảo an toàn cho nhân dân vui Xuân.

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các lễ hội Xuân trên địa bàn Thủ đô

Các đơn vị bố trí các Tổ cấp cứu cơ động gồm: hai bác sĩ, hai điều dưỡng, một xe cứu thương với đầy đủ cơ số thuốc, vật tư y tế thường trực đảm bảo y tế cho các đại biểu, khách mời và nhân dân tham dự trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, chủ động liên hệ với các bệnh viện trên địa bàn để được hỗ trợ khi cần thiết.

Các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ lễ hội. Đồng thời, tổ chức thường trực chống dịch, giám sát phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý kịp thời, triệt để dịch bệnh; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh, chất lượng nước tại các cơ sở cấp nước trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở cung cấp nước phục vụ lễ hội.

Sở Y tế Hà Nội phân công địa điểm trực đảm bảo y tế tại các lễ hội, cụ thể: Trung tâm Y tế quận Đống Đa trực tại Lễ hội Gò Đống Đa; Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức trực tại Lễ hội Chùa Hương; Trung tâm Y tế huyện Mê Linh trực tại Lễ hội Đền Hai Bà Trưng; Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn trực tại Lễ hội Đền Sóc; Trung tâm Y tế huyện Đông Anh trực tại Lễ hội Đền Cổ Loa; Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây trực tại Lễ hội Chùa Mía và Lễ hội Đền Và; Trung tâm Y tế Chương Mỹ trực tại Lễ hội Chùa Trầm và Lễ hội Chùa Trăm Gian; Trung tâm Y tế Thạch Thất trực tại Lễ hội Chùa Thầy; Trung tâm Y tế Tây Hồ trực tại Lễ hội Phủ Tây Hồ...

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập phối hợp với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng giường bệnh để tiếp nhận điều trị các ca cấp cứu và người mắc COVID-19.

Trong năm 2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 599 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, phát hiện xử lý vi phạm hành chính 71 cơ sở với số tiền phạt hơn 1,7 tỷ đồng.

Năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp giấy, tuyến thành phố đạt 95,2%; tuyến quận, huyện, thị xã đạt 82,2%. Tỷ lệ ký cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt trên 95,2%. Cùng với đó, 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, giám sát định kỳ; trong đó 84,4% cơ sở đạt điều kiện an toàn thực phẩm, 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính dưới 7 ca/trên 100.000 dân.

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Bé trai tử vong do uống oresol pha sai tỉ lệ
Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc vừa thông tin về trường hợp bé trai 15 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng co giật, não tổn thương. Trước đó, trẻ bị tiêu chảy và được người nhà cho uống oresol bù nước nhưng không đúng tỉ lệ.

Tin mới

Tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt do nước ngoài sản xuất vi phạm về nhãn hàng hóa
Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa phối hợp Phòng PC08 - Công an tỉnh Phú Yên tiến hành kiểm tra phương tiện xe ôtô tải biển kiểm soát số 78H-009.23 do ông Bùi Duy Tùng là người trực tiếp điều khiển. Đoàn công tác phát hiện trên xe đang vận chuyển gần 10 tấn bột ngọt vi phạm về nhãn hàng hóa