Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 30/06/2021 10:10 (GMT+7)

Để F1 đi làm - Singapore táo bạo quyết định sống chung với đại dịch

Chuyên gia Singapore cho rằng để sống chung với COVID-19, cộng đồng cần chấp nhận căn bệnh này là đặc hữu, không để dịch bệnh khiến các hoạt động xã hội đình trệ.

Hôm 24/6, tờ Strait Times đăng tải bài viết chung của các lãnh đạo công tác chống dịch COVID-19 tại Singapore: Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Gan Kim Yong, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung.

Theo các Bộ trưởng, sẽ rất khó để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống mức 0, vì vậy Singapore cần áp dụng một số biện pháp để sống chung với dịch. Nếu không thể loại trừ nó, vậy có thể làm giảm mức độ nguy hiểm của đại dịch toàn cầu xuống tương đương với một số bệnh phổ biến như cúm, tay chân miệng hoặc thủy đậu.

Để F1 đi làm - Singapore táo bạo quyết định sống chung với đại dịch Ảnh 1
Singapore cần áp dụng một số biện pháp để sống chung với dịch. (Ảnh: Strait Times).

F1 vẫn được đi làm

Để sống chung với COVID-19, cộng đồng cần chấp nhận căn bệnh này là đặc hữu, không để dịch bệnh khiến các hoạt động xã hội bị đình trệ.

Trong tương lai gần, Singapore có thể áp dụng quy trình mới khi phát hiện người mắc COVID-19.

Đầu tiên, khi một ca bệnh được ghi nhận, giới chức sẽ không tiến hành truy quét người tiếp xúc với F0 trên diện rộng. Thay vào đó, mọi người có thể tự kiểm tra bằng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh cho kết quả trong 20 phút. Nếu kết quả dương tính, những người này sẽ được xét nghiệm lại bằng phương pháp PCR và tự cách ly tại nhà.

Đặc biệt, các F1 sẽ nhận được thông báo và buộc phải xét nghiệm COVID-19 tại các trung tâm do chính phủ chỉ định và cách ly tại đó đến khi có kết quả. Nếu kết quả ban đầu âm tính, họ vẫn sẽ được đi làm trở lại bình thường nếu như có nhu cầu.

Tuy nhiên, F1 vẫn cần hạn chế tiếp xúc và tương tác với những người xung quanh, đồng thời thường xuyên tự xét nghiệm tại nhà bằng bộ dụng cụ chuyên dụng trong những ngày tiếp theo nhằm xác nhận mình không bị nhiễm bệnh.

“Đây là quy trình mới mà Singapore sẽ thực hiện nhằm hạn chế khả năng bùng dịch từ các trường hợp mắc bệnh nhỏ lẻ trong cộng đồng”, Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong cho biết.

Bộ Y tế Singapore tuyên bố quy trình trên sẽ mang lại cho Singapore sự tự tin để tiếp tục mở rộng thêm các hoạt động xã hội, trong khi vẫn kịp thời ngăn chặn các cụm dịch nhỏ lẻ.

Singapore cũng tránh phong tỏa hoàn toàn nền kinh tế mà tập trung phong tỏa theo khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tiêm phòng cho toàn dân

Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy vaccine COVID-19 có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ lây lan và nhiễm bệnh. Ở Singapore, trong số 120 người đã được tiêm phòng đầy đủ, một số người vẫn mắc COVID-19. Tuy nhiên tất cả bệnh nhân, bao gồm một số người trên 65 tuổi, đều không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.

Hiện Singapore đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển giao vaccine.

Hôm 31/5, Thủ tướng Singapore tuyên bố nước này đặt mục tiêu tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 cho 2/3 dân số vào đầu tháng 7. Cột mốc tiếp theo là ít nhất 2/3 dân số được tiêm chủng đầy đủ vào ngày Quốc khánh.

Để duy trì mức độ bảo vệ cao và chống lại các chủng đột biến mới của COVID-19, các chuyên gia cho rằng có thể phải duy trì chương trình tiêm chủng trong nhiều năm.

Cải tiến phương pháp xét nghiệm và điều trị

Trong tương lai, việc xét nghiệm sẽ không còn là công cụ để phát hiện và cách ly những người tiếp xúc với nguồn bệnh. Thay vào đó, đây sẽ là phương tiện nó đảm bảo rằng các sự kiện, hoạt động xã hội và các chuyến bay quốc tế diễn ra một cách an toàn.

Quá trình xét nghiệm sẽ được cải tiến, các phương pháp xét nghiệm nhanh được phổ biến, dễ dàng tự thực hiện tại nhà. 

Phương pháp điều trị COVID-19 vẫn đang không ngừng được nghiên cứu, cải thiện bởi các nhà khoa học trên khắp thế giới. Riêng Singapore đã có một loạt các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp nước này nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID- thấp nhất trên thế giới.

Bộ Y tế Singapore vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ công tác điều trị COVID-19 và đảm bảo nguồn cung cấp các loại thuốc cần thiết. Song song với đó, các nhà nghiên cứu y học tiếp tục tích cực tham gia vào việc phát triển các phương pháp điều trị mới.

Cùng chuyên mục

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi
Các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.