Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 27/10/2023 09:01 (GMT+7)

Đề xuất 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, dự thảo quy định 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám, chữa bệnh.

Đề xuất 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám, chữa bệnh

Ảnh minh họa.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh gồm 8 bệnh sau:

- Bệnh dại;

- Bệnh lao phổi;

- Bệnh uốn ván;

- Bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Bệnh sốt rét;

- Bệnh do liên cầu lợn ở người;

- Bệnh than;

- Bệnh viêm não virus.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất tiêu chí lựa chọn bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 như sau:

- Tính chất nguy hiểm của bệnh; tỷ lệ tử vong, để lại di chứng cao so với các bệnh truyền nhiễm khác trong nhóm B.

- Chưa có vaccine hoặc khó tiếp cận vaccine.

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Quản lý điều trị phức tạp; điều trị dài ngày.

- Thuốc, vật tư điều trị không sẵn có hoặc phổ biến trên thị trường.

- Khả năng chi trả của người bệnh đặc biệt đối với bệnh lưu hành ở khu vực có nhiều nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khó tiếp cận các dịch vụ y tế.

- Ảnh hưởng của bệnh đối với xã hội: Dịch vụ chăm sóc y tế, nghỉ làm hoặc nghỉ học, sự quan tâm của cộng đồng.

Dự thảo nêu rõ, bệnh được đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng 6/7 tiêu chí hoặc 5/7 tiêu chí và có tính đặc thù.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.