Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 14/03/2024 06:25 (GMT+7)

Đề xuất cấm dùng bảo vật quốc gia để kinh doanh

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đề xuất bảo vật Quốc gia thuộc sở hữu chung, riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế ở trong nước theo quy định và không được kinh doanh.

Đề xuất cấm dùng bảo vật quốc gia để kinh doanh
Ảnh minh họa.

Ngày 12/3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tài Điều 41, dự thảo Luật nêu, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế trong nước theo quy định của pháp luật và không được kinh doanh. Trong khi đó, Luật Di sản văn hóa hiện hành không cấm kinh doanh bảo vật quốc gia.

Theo TS. Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Hội đồng tư vấn Văn hóa - xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhất trí theo phương án 1 tại Điều 41, dự thảo Luật, theo đó quy định "Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật và không được kinh doanh".

Theo Ủy viên Hội đồng tư vấn Văn hóa - xã hội, phương án này có các ưu điểm như hạn chế quyền kinh doanh Bảo vật Quốc gia được quy định trong luật (Luật Di sản văn hóa), bảo đảm thống nhất với quy định "Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản" và quy định "Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định" tại khoản 1 Điều 163, khoản 1 Điều 196 Bộ luật Dân sự.

Quy định này cũng phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, trong đó có Công ước 1970 của UNESCO "về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa".

TS Nguyễn Văn Hùng cũng cho rằng, Bảo vật Quốc gia là hiện vật hàm chứa những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật lớn đối với Quốc gia.

Việc cấm kinh doanh những Bảo vật Quốc gia giúp ngăn chặn nguy cơ mất mát, hủy hoại hoặc mua bán trái phép; ngăn chặn được nguy cơ lợi dụng danh hiệu Bảo vật Quốc gia để trục lợi, đồng thời bảo tồn được giá trị văn hóa của Bảo vật Quốc gia, không bị tác động bởi giá trị kinh tế, giúp đảm bảo di sản văn hóa này được gìn giữ, trao truyền cho thế hệ hiện tại và tương lai, góp phần vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và lịch sử Quốc gia.

Cùng chuyên mục

Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.