Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 24/08/2023 06:21 (GMT+7)

Đề xuất đưa thẻ BHYT, sổ BHXH, giấy chứng nhận kết hôn vào Căn cước công dân

Mới đây, tại chương trình phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Đề xuất đưa thẻ BHYT, sổ BHXH, giấy chứng nhận kết hôn vào Căn cước công dânẢnh minh họa.

Đáng chú ý, theo dự thảo luật, thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân là những thông tin của công dân được thể hiện trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp vào thẻ Căn cước công dân theo đề nghị của công dân hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

Về khai thác thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân được thực hiện bằng các phương thức sau:

- Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác bộ phận lưu trữ của thẻ Căn cước công dân;

- Sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân để khai thác thông tin tích hợp qua thiết bị chuyên dụng được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân gồm: Thẻ BHYT, sổ BHXH, Giấy phép lái xe, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ.

Việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ Căn cước công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác.

Công dân thực hiện thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước hoặc thông qua việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Tại phiên họp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, qua nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước; người được cấp thẻ căn cước; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; cấp, quản lý căn cước điện tử.

Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, để triển khai Đề án 06 của Chính phủ, thì việc mở rộng, cập nhật thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết để khai thác, đối sánh, xác minh thông tin. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chỉnh lý, bổ sung Điều 11 và Điều 17 quy định cụ thể về phân loại trường thông tin bắt buộc cập nhật, trường thông tin thu thập từ người dân trên tinh thần tự nguyện và quy định rõ việc thu thập, cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu; chỉnh lý khoản 2 Điều 11 bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được bảo vệ an toàn ở mức tối đa.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, việc giao Chính phủ quy định chi tiết những thông tin khác được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm bảo đảm tính ổn định của dự thảo Luật, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và nhu cầu thu thập, cập nhật thông tin trong từng thời kỳ.

Đối với nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước thì thông tin trên thẻ và thông tin được tích hợp vào thẻ không chỉ đơn thuần là thông tin cơ bản của công dân như trước đây. Do đó, việc đổi tên thẻ sẽ bảo đảm tính bao quát hơn; đồng thời, việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội và cũng không ảnh hưởng lớn đến các giao dịch và tâm lý người dân.

Quan tâm tới thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần có giải trình rõ ràng về sự cần thiết của việc cung cấp các thông tin cá nhân, bao gồm thông tin về nhóm máu, số thuê bao di động, địa chỉ hòm thư điện tử, các thông tin sinh trắc học, ảnh khuôn mặt... Theo dự thảo luật, thông tin về ADN, giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp. Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần rà soát điều khoản ở các luật khác để đảm bảo nhất quán với nguyên tắc này.

Cùng với đó, dự thảo luật cũng có quy định, trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của cá nhân là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam thì chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng quy định này đang mâu thuẫn với nguyên tắc tự nguyện đã nêu, vì vậy cần rà soát tổng thể dự thảo luật, đảm bảo các quy định nhất quán, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo. Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, cần tách biệt rõ loại thông tin bắt buộc phải thu thập để đưa vào căn cước công dân với loại thông tin công dân tự nguyện cung cấp cho cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Cùng chuyên mục

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.
Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.
Người từ 06 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước
Bộ Công an cho biết, từ ngày 01/7/2024, khi làm thẻ Căn cước, chỉ có trường hợp người dưới 06 tuổi mới không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.

Tin mới

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.