Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 03/04/2024 09:14 (GMT+7)

Đề xuất giảm mức phạt tù với người dưới 18 tuổi phạm tội

TAND Tối cao vừa công bố dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, trong đó đề xuất nhiều chính sách hướng đến bảo đảm quyền lợi, tạo cơ hội sửa chữa sai lầm cho người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người dưới 18 tuổi phạm tội
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo quy định hiện hành tại Điều 101, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù.

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.

Tuy nhiên, tại Điều Điều 94, dự thảo Luật, TAND Tối cao đã đề xuất giảm mức hình phạt đối với người chưa thành niên.

Cụ thể, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 15 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì khung hình phạt áp dụng không quá 3/4 mức hình phạt mà điều luật quy định.

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 09 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì khung hình phạt áp dụng không quá 1/2 mức hình phạt mà điều luật quy định.

Trong trường hợp phạm nhiều tội, Điều 96, dự thảo Luật cũng nêu rõ, nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 15 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 09 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

Ngoài ra, Điều 116, dự thảo Luật do TAND Tối cao xây dựng cũng thu hẹp các trường hợp người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Theo đó, người chưa thành niên chỉ bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi về tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong trường hợp: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Tiếp tục phạm tội; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, tội nghiêm trọng do cố ý thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong trường hợp: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Tiếp tục phạm tội; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu đồ vật của vụ án; Đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thị xã Gò Công thay “áo mới”
Ngày 1/5/2024 là ngày thị xã Gò Công chính thức trở thành thành phố Gò Công theo Nghị quyết số 1013/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Tin mới

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.