Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 02/10/2023 06:20 (GMT+7)

Đề xuất sẽ bỏ phụ cấp lãnh đạo từ 01/7/2024

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là một trong những loại phụ cấp có thể bị bãi bỏ.

Đề xuất sẽ bỏ phụ cấp lãnh đạo từ 01/7/2024Ảnh minh họa.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Bên cạnh đó, bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Trong đó đáng chú ý, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề cập tới việc bãi bỏ một số phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công). Cụ thể các phụ cấp sau đây của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có thể bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024:

- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);

- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;

- Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Như vậy theo đề xuất trên, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là một trong những loại phụ cấp có thể bị bãi bỏ.

Lý do bãi bỏ là do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Bảng lương này được xây dựng theo nguyên tắc: Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới