Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/11/2022 07:50 (GMT+7)

Đeo khẩu trang có phòng cúm hiệu quả không?

Với đặc điểm rất dễ lây lan của bệnh cúm, đeo khẩu trang có hiệu quả trong phòng bệnh không?

TS.BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Virus cúm có 2 cách lây truyền chính là: Qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1 mét bị nhiễm bệnh); các giọt nhỏ hơn ở dạng khí dung, có khả năng bay đi xa nhưng ít có khả năng mang virus hơn, do đó thường chỉ những người gần gũi với người bị cúm mới có nguy cơ mắc bệnh. Virus cúm cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng có chưa virus dính bám trên tay của bệnh nhân.

Người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Ảnh: TN
Người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Ảnh: TN.

Với cơ chế lây truyền của virus cúm, bác sĩ khuyến cáo, người dân nên đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm cúm khi ở những nơi công cộng kém thông khí như: Cửa hàng, siêu thị, trên phương tiện giao thông công cộng, ở môi trường ngoài trời đông đúc, không thể thực hiện giãn cách…

Theo đó, khẩu trang y tế được đeo đúng cách hoàn toàn có thể hạn chế các giọt bắn lớn có thể chứa virus xâm nhập vào mũi, miệng người lành. Người dân cũng chú ý, không nhất thiết sử dụng khẩu trang chuyên dụng N95, loại khẩu trang này chỉ sử dụng trong các cơ sở y tế khi thực hiện các thủ thuật tạo nhiều giọt bắn dạng khí dung như khi đặt ống nội khí quản…

Bên cạnh đó, bệnh nhân cúm cũng cần đeo khẩu trang để hạn chế phát tán virus sang người khác. Khẩu trang cần được thay khoảng 2 lần/ngày và thay ngay nếu khẩu trang bị ướt nước.

Người dân cũng lưu ý phải rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tay trước và sau khi chạm vào khẩu trang. Đối với khẩu trang sử dụng một lần, cần vứt vào thùng rác có nắp đậy sau mỗi lần sử dụng, không nên sử dụng lại.

Cùng chuyên mục

Trào lưu "bắt pen" và những hậu quả khôn lường
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều video theo trào lưu “bắt pen” khiến giới trẻ thích thú và tò mò thực hiện bởi cảm giác lâng lâng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu não, ngưng tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Tin mới