Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 17/04/2022 16:30 (GMT+7)

Điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, không cách ly F1

Ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 1909/BYT-DP điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh Covid-19 và người tiếp xúc gần.

Cụ thể, Công văn 1909/BYT-DP nêu rõ, ca bệnh nghi ngờ là một trong số các trường hợp sau:

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng (sốt và ho hoặc có ít nhất 03 trong số các triệu chứng: Sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở).

- Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính.

- Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do virus có chỉ định nhập viện.

Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:

- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.

- Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với Covid-19.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với Covid-19.

Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 01 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền (trước đây là 02 mét).

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 01 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền (trước đây là 02 mét).

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Tất cả các ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ), ca bệnh xác định (F0) đều thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, đối với F1, không còn yêu cầu bắt buộc phải cách ly nhưng phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền:

- Đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng;

- Không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người;

- Tự theo dõi sức khỏe: Khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho hoặc có ít nhất 03 trong số các triệu chứng sau: Sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở... báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, hướng dẫn mới này thay thế các hướng dẫn tại Công văn 11042 ngày 29/12/2021 và Công văn 762 của Bộ Y tế về các nội dung liên quan đến điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, cách ly y tế đối với ca bệnh Covid-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới