Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 16/04/2022 14:21 (GMT+7)

Hà Nội công bố kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Ngày 15/4, liên Sở Y tế - Giáo dục & Đào tạo đã ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Cụ thể, cơ quan chức năng của Hà Nội rà soát có hơn 1 triệu trẻ thuộc diện tiêm chủng. Trong đó, có hơn 157.000 trẻ thuộc khối mẫu giáo; 743.200 trẻ em thuộc khối tiểu học năm học 2021-2022 và hơn 102.100 trẻ em thuộc khối THCS (năm học 2021-2022). Ngoài ra, qua thống kê, có hơn 6.600 trẻ em trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, không đi học nhưng sinh sống trên địa bàn thành phố.

Theo kế hoạch liên ngành, Hà Nội triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi phụ thuộc vào lượng vaccine được Bộ Y tế cung ứng. Thủ đô phấn đấu 95% trẻ đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tiêm đủ mũi vaccine. Phạm vi triển khai sẽ thực hiện theo nguyên tắc triển khai đồng loạt toàn thành phố theo lộ trình hạ dần lứa tuổi. Việc tiêm được thực hiện cuốn chiếu theo phạm vi từng trường, sau đó tiêm tại cộng đồng cho trẻ chưa đi học, đảm bảo tiêm chủng đúng đối tượng, an toàn nhất, sớm nhất và nhanh nhất.

Ngoài ra, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai tiêm chủng sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhóm trẻ này sẽ trì hoãn việc tiêm vaccine Covid-19 trong 3 tháng sau khi mắc bệnh. Nghĩa là sau khi khỏi bệnh 3 tháng, trẻ sẽ được tiêm vaccine.

Về hình thức tổ chức, Hà Nội tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. Các địa điểm triển khai, gồm: Địa điểm tiêm chính tại các điểm tiêm chủng lưu động ở trường học (bao gồm trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, mẫu giáo, trung tâm bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...); tiêm tại trạm y tế hoặc cơ sở y tế có đủ điều kiện tiêm chủng: Trẻ em sinh sống trên địa bàn nhưng học tại các trường học thuộc tỉnh khác, những trẻ không đi học và cho những đối tượng tạm miễn hoãn ở trường; tiêm tại bệnh viện: Cho trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu..; nghe tim phổi bất thường; phản vệ độ 3 với bất cứ dị nguyên nào theo hướng dẫn tại Quyết định 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Nam giới có nên uống nước sắn dây?
Nước sắn dây là thức uống giải nhiệt hiệu quả, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nam giới nên sử dụng để cải thiện sức khỏe.

Tin mới