Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/10/2023 17:23 (GMT+7)

Điều khiển ô tô quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc điều khiển ô tô quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều khiển ô tô quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?
Ảnh minh họa.

Về vấn đề này, Bộ Công an cho biết, hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm điều khiển xe ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông; có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), cụ thể:

Đối với hành vi điều khiển xe ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông

(i) Xử phạt đối với người điều khiển phương tiện: Tại điểm b khoản 7 Điều 16 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(ii) Xử phạt đối với chủ phương tiện: Tại điểm đ khoản 8 Điều 30 quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định này. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu phương tiện; trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe ô tô có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng

(i) Xử phạt đối với người điều khiển phương tiện:

- Tại điểm a khoản 5 Điều 16 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Tại điểm c khoản 6 Điều 16 quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(ii) Xử phạt đối với chủ phương tiện:

- Tại điểm b khoản 8 Điều 30 quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm đưa xe cơ giới có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Ngoài ra, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Tại điểm c khoản 9 Điều 30 quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm đưa xe cơ giới có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Ngoài ra, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Cùng chuyên mục

Người dân có phải đổi CCCD sang thẻ căn cước?
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành (01/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
CSGT có được xử phạt qua hình ảnh, video trên mạng xã hội?
Nhiều người tham gia giao thông phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác đã quay, chụp lại và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Vậy, theo quy định hiện hành, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh trên mạng xã hội để xử phạt?

Tin mới

Đề xuất thêm 02 ngày nghỉ dịp Quốc khánh 02/9
Công đoàn Việt Nam kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung thêm 02 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh so với hiện nay, tạo cơ hội cho công nhân, lao động được đưa con đến trường trong ngày khai giảng.
Triều Tiên đe dọa 'phá hủy' vệ tinh do thám của Mỹ
Ngày 2/12/2023, Triều Tiên cảnh báo sẽ "phá hủy" các vệ tinh do thám của Mỹ nếu Washington thực hiện "bất kỳ cuộc tấn công nào" vào tài sản không gian của nước này, sau khi Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám đầu tiên lên bầu trời vào tuần trước.
Diễn biến vụ án lừa dối khách hàng tại Nghệ An
Ngày 02/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Kỳ (Nghệ An) thông tin, cơ quan này tiếp tục khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Phạm Trọng Phương (SN 1992, trú tại xã Tế Nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa). Phương là đồng phạm với đối tượng Nguyễn Thị Lanh (SN 1976, trú tại xã Phú Xuân, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) trong vụ án “Lừa dối khách hàng”, quy định tại điều 198 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.