Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 06/11/2024 13:05 (GMT+7)

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong đó nêu rõ các điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

Cụ thể, Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi tắt là người lao động). Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm: Giám định mức suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tai nạn lao động.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Nghị định này quy định cụ thể điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Theo đó, người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

- Không thuộc các trường hợp không được hưởng các chế độ tai nạn lao động quy định dưới đây.

Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định;

- Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;

- Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả phí giám định đối với người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng hoặc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Thời điểm chi trả phí giám định đối với các trường hợp đủ điều kiện được thực hiện cùng với thời điểm trả trợ cấp tai nạn lao động.

Cùng chuyên mục

Đề xuất tăng nặng mức phạt khi vượt đèn đỏ, đèn vàng từ năm 2025
Mới đây, Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe mới. Trong đó đáng chú ý là quy định về việc tăng mức phạt vượt đèn đỏ và đèn vàng.
Trường hợp miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
Việc cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước vẫn liên tục nhận được sự quan tâm của người dân. Trong đó, có thông tin về việc miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với một số trường hợp cụ thể. Vậy, những trường hợp đó được quy định thế nào?
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
Quy định mới về điều kiện thành lập hội; hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; mức phạt với hành vi xúc phạm danh dự người có thẩm quyền tố tụng... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Tin mới

Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả thương hiệu Hàn Quốc, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 7/11/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024" nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nhận diện và ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam.