Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 20/04/2020 23:19 (GMT+7)

Đóng thuế 0 đồng, doanh nghiệp vợ chồng Đường ‘Nhuệ’ đã làm gì?

Chuyên kê khai doanh số kinh doanh bằng 0. Vì vậy, thuế phát sinh phải nộp là bằng 0, đây là lý do vì sao mà Công ty TNHH Đường Dương (viết tắt là Công ty Đường Dương) có thể trót lọt không phải nộp thuế trong nhiều năm kinh doanh hoạt động.

Vợ chồng bị can Nguyễn Xuân Đường.

Luôn khai báo thua lỗ trong doanh thu kinh doanh

Chiều 20/4, ông Nguyễn Văn Duẩn, Chi Cục trưởng Chi Cục thuế TP. Thái Bình – Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho biết, Công ty Đường Dương có đại diện pháp lý là bà Nguyễn Thị Dương (mới đây bị Công an thành phố Thái Bình khởi tố về tội Cố ý gây thương tích, vợ của Nguyễn Xuân Đường) thực hiện nghĩa vụ khai báo thuế do đơn vị quản lý.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chi Cục thuế lại cho hay, nhiều năm liền công ty này thường xuyên khai báo doanh số bằng “không” và không phát sinh thuế phải nộp.

Theo công bố, Công ty Đường Dương được thành lập ngày 6/2/2015 chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, buôn bán tổng hợp, vận tải, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, cho thuê xe có động cơ… Hiện doanh nghiệp vẫn hiển thị trạng thái “đang hoạt động”.

Nhưng lĩnh vực khiến Công ty này nổi tiếng và kiếm lời hàng tỉ đồng là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Vợ chồng Đường Dương thường khoe trên mạng xã hội về việc thu được số tiền lớn từ kinh doanh.

Nói đến việc này, lãnh đạo chi cục thuế nhận định, nếu như trốn thuế thì đối tượng sẽ bị xử lý ngay. Tuy nhiên, đối tượng còn khai không phát sinh số thuế phải nộp nên không có nợ đọng, tức có kê khai thuế nhưng doanh số bằng 0 nên lại không phải nộp thuế.

Cũng theo vị này, sau khi vợ chồng Đường Dương bị bắt, lực lượng cảnh sát kinh tế thuộc Công an tỉnh Thái Bình đã làm việc với Chi cục thuế TP. Thái Bình để thu thập các thông tin liên quan tới vụ việc.

Móc nối với nhiều trung tâm nhà đất nhằm trục lợi

Liên quan đến Đường “Nhuệ”, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam 4 cán bộ gồm Phạm Văn Hiệp – Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình, Vũ Gia Thành – Đấu giá viên Trung tâm đấu giá, Trịnh Thị Minh Thúy – Trưởng phòng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên tỉnh Thái Bình, Hà Văn Dũng – nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thái Bình.

Cả 4 người cùng bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo tìm hiểu, Công an tỉnh Thái Bình đã thu thập nhiều hồ sơ tài liệu liên quan đấu giá đất đai tại Trung tâm đấu giá; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Bình và Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện Đông Hưng, Kiến Xương… Nhiều cán bộ được triệu tập để làm việc và vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

Được hỏi về sự việc, lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thái Bình cho biết những cán bộ bị bắt không thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh nhưng cơ quan này đã cho người xuống trực tiếp chỉ đạo Ủy ban kiểm tra khối các cơ quan cấp dưới thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định.

Cùng chuyên mục

Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Ngày 19/3, tại Phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) và Vì Thị Thu (sinh năm 1982) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.