Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 08/02/2025 15:33 (GMT+7)

Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm

Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.

Ngày 07/02, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo đó, phát biểu tại Phiên họp thú 42, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho rằng, quy định quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp công nghệ của cơ sở giáo dục đại học là quy định có tính “cách mạng”, góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải, việc hình thành doanh nghiệp công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học sẽ tạo “vườn ươm” công nghệ, đóng góp tích cực trong sự phát triển khoa học công nghệ, đồng thời “cởi trói” cho các nhà công nghệ, vừa là các nhà giáo trong các trường đại học lớn.

Dẫn chứng Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội quan tâm, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị làm rõ, chi tiết hơn quy định cấm “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” và để tránh trá hình bằng hình thức viết đơn “tự nguyện học thêm” của phụ huynh.

Liên quan đến vấn đề này, theo TS. Vũ Thu Hương, Chuyên gia giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, dạy thêm, học thêm đang trở thành một vấn nạn lớn hiện nay ở nước ta. Nó đã có nhiều biến tướng sang nhiều hậu quả đối với học sinh, như: Thời gian học quá nhiều khiến mất cân bằng với cuộc sống, giải trí,..; không có thời gian để trau dồi, rèn luyện các kỹ năng mềm khác,... Từ đó dẫn đến việc phụ huynh và học sinh mất phương hướng, chạy theo điểm số, thành tích.

“Nếu tiếp tục dạy thêm, học thêm sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng", bà Hương bày tỏ quan điểm.

Chính vì vậy, bà Hương kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giải quyết triệt để tận gốc vấn đề này. Theo bà Hương, gốc rễ của vấn đề ở đây cần phải giải quyết là nội dung chương trình học, đặc biệt là những vấn đề còn tồn tại của sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh đối với việc học thêm. Việc học thêm có thể xuất phát từ bạn bè, các câu lạc bộ, trải nghiệm thực tế,...

Còn theo Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, việc dạy thêm đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong hệ thống giáo dục ở nhiều nơi. Sự biến tướng trong việc dạy thêm đã dẫn đến tình trạng tiêu cực ảnh hưởng đến học sinh và ngành giáo dục.

Một trong những hệ lụy tiêu cực của việc dạy thêm là sự ép buộc học sinh phải tham gia học thêm, đồng thời dạy trước chương trình, dạy theo cách học thuộc lòng để đạt điểm số cao. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của học sinh, khi họ chỉ biết làm theo mà không thực sự hiểu bài. Thêm vào đó, tình trạng dạy thêm đang có dấu hiệu vì mục đích tài chính và thương mại có thể sẽ khiến cho việc dạy thêm trở nên không còn mang tính giáo dục mà biến thành hoạt động thương mại, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của học sinh.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, một số hệ lụy tiêu cực có thể xảy ra do việc dạy thêm không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, như: Ảnh hưởng đến áp lực tinh thần; học sinh có thể phải chịu áp lực cao từ việc phải tham gia học thêm để đạt thành tích cao, dẫn đến căng thẳng, lo lắng; làm bất bình đẳng trong giáo dục; học sinh không có điều kiện tham gia học thêm có thể bị tổn thương về tinh thần khi thấy khoảng cách giữa mình và những bạn học thêm; bị phụ thuộc; học sinh có thể trở nên phụ thuộc vào việc dạy thêm và đánh đổi sự tự học và khám phá bản thân; chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích; việc dạy thêm nhằm mục đích đạt điểm số cao có thể làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc học và phát triển cá nhân của học sinh...

Những hệ lụy này cần được nhà trường, phụ huynh, cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung tay cùng nhau giải quyết.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Yêu cầu nhà trường kiểm tra, sửa chữa kịp thời phòng học bảo đảm giữ ấm cho học sinh
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trường trực thuộc, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên yêu cầu tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe học sinh trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Cần thiết phải quy định cấm dạy thêm dưới mọi hình thức
Liên quan đến quy định về “hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” trong dự thảo Luật Nhà giáo, luật sư khẳng định đây là nội dung rất cần thiết và nên có quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể hơn khi được áp dụng, đặc biệt là vấn đề tự nguyên tham gia học thêm có thể bị các đối tượng lợi dụng, lách luật.

Tin mới

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7 giờ, tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 12 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Trường Sa, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 của An Nhi
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 405/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 (Nhãn hàng: An Nhi) do Công ty TNHH Dược phẩm An Nhi và Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Quang Xanh sản xuất và phân phối. Sản phẩm này có chứa chất thuộc nhóm thuốc diệt côn trùng, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của pháp luật.
Xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Hiện nay là thời điểm diễn ra mùa lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương trên cả nước. Dịch vụ ăn uống trong các lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy, theo quy định của pháp luật, xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Cẩn trọng trước chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn trong cao điểm du xuân
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đầu năm là khoảng thời gian cao điểm khi nhu cầu đi du xuân của người dân tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để các đối tượng lừa đảo du lịch, bán vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn giả mạo tiếp diễn những chiêu trò của mình.