Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/01/2023 11:15 (GMT+7)

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết là hành vi vi phạm pháp luật

Thời điểm cận Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân tăng mạnh, tình trạng ép nhau uống rượu bia diễn ra khá thường xuyên, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2023, thời điểm cận Tết như vậy thường có những buổi họp mặt, tổng kết cuối năm và việc sử dụng rượu bia là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng từ những "cuộc nhậu" cuối năm như vậy, nhiều sự việc, tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia đã xảy ra, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.

Vậy, dưới góc độ pháp lý, việc này sẽ được nhìn nhận thế nào?

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 1.
Cuối năm thường diễn ra những bữa tiệc tất niên, tổng kết... việc sử dụng rượu bia là không thể tránh khỏi...

Ép người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?

Không chỉ trong dịp cuối năm tình trạng sử dụng rượu bia mới tăng cao mà kể cả trong cuộc sống thường nhật, tỷ lệ người sử dụng rượu, bia cũng rất cao. Việt Nam là một trong những top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới. Thế nhưng những hệ luỵ từ việc sử dụng những đồ uống có cồn vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí còn vi phạm pháp luật.

Vậy, hành vi sử dụng rượu, bai cũng như ép buộc người khác sử dụng được quy định như thế nào về mặt pháp luật.

Pháp luật hiện hành tuy không cấm sử dụng rượu, bia trong cuộc sống, tuy nhiên có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng rượu bia.

Cụ thể, căn cứ tại Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hành vi "ép buộc người khác uống rượu, bia" là hành vi bị cấm.

Do đó, hành động ép người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 2.
Ép buộc, xúi giục người khác sử dụng rượu bia là hành vi bị cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bên cạnh đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP được ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm quy định chế tài để điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo đó, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP). Trường hợp tổ chức vi phạm, tổ chức đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, độ tuổi sử dụng rượu, bia đang dần trẻ hoá, thậm chí có lứa tuổi trẻ vị thành niên.

Về vấn đề này, hiện các văn bản trên chỉ quy định chế tài xử phạt đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia mà không quy định xử phạt hành vi ép buộc người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc "cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia", vậy nên cần lưu ý đối với người chưa đủ 18 tuổi nhưng trong khoảng từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà uống rượu, bia thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt nếu trên.

Trường hợp bên ép buộc có hành vi ép buộc người đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia thì cả bên ép buộc lẫn bên bị ép buộc uống rượu, bia đều có thể bị xử phạt.

Người bị ép uống rượu, bia gây thiệt hại thì người ép buộc có phải chịu trách nhiệm?

Căn cứ theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 4.
Nhiều hệ luỵ nghiêm trọng từ việc sử dụng rượu bia gây ra.

Theo quy định trên thì khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo đó, người ép người khác uống rượu bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.