Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 02/03/2022 14:20 (GMT+7)

F0 có nên tắm không, chuyên gia nói gì về việc F0 tắm khiến bệnh trở nặng hơn?

Theo các bác sĩ, chuyên gia, việc F0 phải kiêng tắm hay tắm khiến bệnh trở nặng hơn là hoàn toàn sai lầm.

Thời gian gần đây, trên một số các diễn đàn xuất hiện các thông tin cảnh báo F0 phải kiêng tắm gội vì lý do điều này khiến bệnh trở nên nặng hơn.

F0 có nên tắm không, chuyên gia nói gì về việc F0 tắm khiến bệnh trở nặng hơn?
Ảnh minh hoạ.

Một số diễn đàn dành cho F0 cũng có các trường hợp, thành viên chia sẻ về vấn đề này. Cụ thể, một thành viên chia sẻ, người thân bị nhiễm SARS-CoV-2 ở ngày thứ 7 với triệu chứng nhẹ (ho, nghẹt mũi). Sau khi F0 này đi tắm thì bệnh trở nặng.

Sau tắm, người này bị sốt lên 38,8 độ, SpO2 giảm 2 ngày liên tục, sau đó còn 90-92 có lúc xuống 88, 89. Bệnh nhân phải nhập viện, trong vòng 2 ngày chuyển nặng liên tục, phải thở oxy, có dấu hiệu "cơn bão cytokine". Người này cũng cho rằng, nhiều người bệnh trong phòng điều trị cũng cho biết, đa số chuyển nặng sau tắm.

Thành viên khác chia sẻ, người thân bị sốt cao, SpO2 tụt thấp và bệnh trở nặng hơn sau khi tắm. Do vậy, một số người đưa ra lời khuyên, nếu mắc Covid, không nên tắm, chỉ lau người để tránh chuyển biến nặng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc F0 "không nên tắm gội", vệ sinh thân thể vì nhiều lý do như làm bệnh nặng hơn, nước lạnh làm cơ thể yếu hơn, trúng "phong hàn", gió lạnh… là chưa phù hợp.

F0 có nên tắm không, chuyên gia nói gì về việc F0 tắm khiến bệnh trở nặng hơn?

VietNamNet dẫn lời BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết: “F0 kiêng tắm là quan niệm sai lầm”.

“Thời tiết miền Bắc đang lạnh, người bệnh có thể tắm bằng nước ấm, không tắm gội bằng nước lạnh, tránh tắm bồn trong thời gian đang bệnh (không ngâm toàn thân trong bồn tắm). Sau đó, chúng ta mặc đồ luôn trong phòng tắm, không để tình trạng ra khỏi phòng mới mặc đồ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột”, BS Khanh cho biết.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, sau tắm gội nên lau khô thân thể và tóc bằng khăn bông, tránh dùng quạt hay đứng nơi có gió để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn. Trường hợp không tắm, cơ thể mất vệ sinh, ngứa ngáy gây ra tình trạng khó chịu, mất ngủ khiến bệnh nặng thêm.

Bên cạnh đó, TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện, đang tư vấn cho nhiều F0 điều trị tại nhà, cũng phủ nhận quan điểm F0 phải kiêng tắm gội hoàn toàn.

Theo BS Trung, người bệnh nên tắm bằng nước ấm. Thời gian tắm gội không nên quá lâu, người bệnh nên tắm vào buổi sáng hoặc chiều sớm và tránh ban đêm, tránh tắm lúc đang sốt. Bác sĩ cho biết, vệ sinh sạch sẽ là cách tốt để phòng Covid.

Tắm gội giúp giải phóng các tế bào da chết, làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ.

Theo bác sĩ, ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu bán sữa cho người bệnh
Bộ Y tế yêu cầu rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm). Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.
Một số thay đổi lớn trên VNeID mà người dân cần lưu ý
(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có một số thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới mà người dân cần lưu ý.