Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/07/2022 15:21 (GMT+7)

Gặp lại người sống sót trong cơn bão Linda năm 1997: “Nhờ chiếc ghe cào mất bánh lái…”

Cơn bão lịch sử Linda năm 1997 đã gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, làm 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; làm sập 107.892 ngôi nhà…

25 năm trôi qua nhưng dấu ấn với cơn bão Linda năm 1997 vẫn khắc ghi vào lòng nhiều người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong một lần công tác ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, PV đã được gặp gỡ một ngư dân sống sót ở cơn bão lịch sử Linda năm 1997, đó là anh Phan Văn Đen (sinh năm 1976, quê quán ở Cà Mau), hiện ngụ tại Khu phố 6, phường An Thới, thành phố Phú Quốc.

con-bao-linda-1-1657526866.png
Cơn bão Linda năm 1997 gây thiệt hại nặng nề tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ.

Anh Phan Văn Đen cho biết: “Thời điểm đó thông tin cập nhật về cơn bão hoặc hướng di chuyển của cơn bão Linda 1997 rất hạn chế, bởi vì ngư dân đánh bắt xa bờ, sóng điện thoại rất yếu,…

Khi hay tin cơn bão Linda hoành hành trên biển, thuyền đánh bắt của chúng tôi có tất cả 10 người liền tức tốc quay đầu vào bờ nhưng cũng không kịp, khi đến gần đảo Hòn Chuối (thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thị thuyền bị đánh chìm, anh em trên tàu chỉ còn biết ú ớ gọi nhau trong tuyệt vọng, mạnh ai nấy bơi trên biển, 10 người chỉ còn sống sót 4 người.

Rất may khi ấy chúng tôi đã thấy 1 chiếc ghe cào có lẽ bị sóng biển đánh trôi, nhưng ghe cào lại không còn bánh lái, phải dùng cái neo để làm bánh lái hướng vào bờ, mặc cho nước biển cuốn trôi 1 ngày 1 đêm. Rồi chúng tôi cũng đến và cập vào cảng cá Khánh Hội thuộc huyện U Minh, tỉnh Cà Mau…”.

con-bao-linda-2-1657526866.jpg
Anh Phan Văn Đen và PV.

Theo lời chia sẻ của anh Phan Văn Đen thì người dân một số khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp đến từ cơn bão Linda 1997 như: Cà Mau, Phú Quốc (Kiên Giang), Bạc Liêu,... lúc đó vẫn thờ ơ, không tin vùng biển Tây Nam Bộ có bão. Sau này qua thông tin báo đài, anh Đen cũng như đông đảo người dân được biết, Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương (nay là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai), đích thân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ khi đó đã liên tục gọi điện thoại báo bão cho lãnh đạo các địa phương chịu ảnh hưởng vì cơn bão Linda, nhưng không mấy ai tin là sẽ có... bão!

Từ cơn bão Linda, người dân vùng biển miền Tây Nam Bộ đón nghe thông tin thời tiết trên các kênh truyền thông, đài khí tượng thủy văn mỗi ngày và không còn dám thờ ơ như trước nữa.

Cơn bão Linda năm 1997 được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai nhiều lần tổ chức Hội thảo “Nhìn lại cơn bão Linda đổ bộ vào Việt Nam năm 1997 và những bài học kinh nghiệm”. Ngày 03/11/2017, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tưởng niệm 20 năm những người đã chết vì cơn bão nhiệt đới Linda. Cơn bão này được biết đến ở Philippines với tên gọi bão Openg, đến Việt Nam với tên gọi cơn bão số 5, là cơn bão thảm khốc nhất khi tấn công vào miền Nam Việt Nam trong vòng ít nhất 100 năm.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?