Giá gas hôm nay 10/8/2023: Cập nhật giá gas trong nước và thế giới
Cập nhật giá gas hôm nay 10/8/2023 tại thị trường trong nước và thế giới. Giá khí đốt tự nhiên các kỳ hạn và giá gas bán lẻ trong nước, giá gas Petrolimex, Saigon Petro...
Giá gas thế giới hôm nay 10/8
Ghi nhận lúc 7h30 sáng nay 10/8 (Giờ Việt Nam), giá gas hợp đồng tương lai đang giao dịch ở mức 2,997 USD/mmBTU giảm 0.01 USD/mmBTU tương đương với -0,33% so với đầu phiên.
Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng sau khi giảm nhẹ trước đó trong bối cảnh các thương nhân cân nhắc các kho dự trữ nhiên liệu ngày càng tăng trước nguy cơ hạn chế nguồn cung hơn nữa, theo Bloomberg.com.
Thêm vào một số dấu hiệu tăng giá, dòng khí đốt tại một nhà ga xuất khẩu quan trọng ở Mỹ đã giảm vào thứ Ba (8/8), cho thấy có thể xảy ra sự cố ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, dự trữ nhiên liệu của Liên minh châu Âu (EU) đã đầy hơn 87% - mức cao nhất được ghi nhận vào thời điểm này trong năm và chỉ kém mục tiêu bắt buộc của khối là có 90% vào tháng 11. Trong đó đã có một số quốc gia thành viên EU đã vượt quá mức này, bao gồm Tây Ban Nha và Hà Lan, trong khi Đức và Ý đang áp sát.
Pháp với mức lưu trữ ở mức 78% với nguồn cung cấp năng lượng cho nước này bị gián đoạn trong vài tuần vào đầu năm nay do các cuộc đình công trên toàn quốc. So với mức trung bình trong lịch sử dài hạn, quốc gia này không gặp phải tình trạng chậm trễ, chỉ tụt hậu so với các thành viên EU khác có kho dự trữ đầy hơn bình thường.
Các nhà phân tích tại Alfa Energy Ltd., những điều đó bao gồm những lo lắng về dòng LNG đang suy giảm, sau khi nhập khẩu nhiên liệu này của châu Âu gần đây giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021.
Nhu cầu khí đốt của châu Âu thấp hơn và nhập khẩu từ châu Á tăng lên, cùng với nhiều công suất tái chế khí hơn được đưa vào hoạt động trên khắp châu Âu, cũng đã thu hẹp khoảng cách giá khí đốt giữa TTF và LNG cung cấp cho châu Âu.
Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu trong tháng 7 đã chạm đỉnh trong 11 tháng chủ yếu nhờ sự gia tăng mạnh của dòng chảy Turk Stream cung cấp cho phía Nam và phía Đông của châu Âu. Sự gia tăng một phần do đợt nắng nóng kéo dài đã thúc đẩy nhu cầu hạ nhiệt ở miền Nam và miền Trung châu Âu.
Trong khi xuất khẩu khí đốt tăng, xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang châu Âu giảm 18% xuống 950.000 tấn trong tháng 7, do nhà máy Yamal của tập đoàn Novatek tăng cường vận chuyển đến châu Á qua tuyến đường Biển Bắc về phía Đông, theo dữ liệu của Kpler.
Dòng chảy khí đốt thế giới đảo ngược bởi nhu cầu từ châu Á tăng vì nắng nóng. Nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng của châu Á trong tháng 7 tăng cao nhất 6 tháng qua, trong khi ở châu Âu quay đầu giảm. Xu hướng này trái ngược với giai đoạn giá khí đốt châu Âu tăng vọt lo ngại khủng hoảng năng lượng bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina.
Trong số các nhà nhập khẩu lớn của châu Á, nhu cầu của Trung Quốc vẫn thấp, ước tính lượng hàng đến trong tháng 7 là 5,88 triệu tấn, giảm so với 6,20 triệu tấn trong tháng 6, theo dữ liệu của Kpler.
Bên cạnh đó, với nhu cầu khổng lồ của mình, Trung Quốc đã tiêu thụ khối lượng cực lớn khí đốt Nga và khiến Moskva có thể tạm yên tâm khi đã tìm được thị trường thay thế châu Âu.
Theo Investing.com, dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ tháng 8 có thể thấp hơn so với nhiệt độ của tháng 7 đã khiến những người mua khí đốt tự nhiên trở nên thận trọng hơn. Họ đã tính đến việc thời tiết quá nóng của tháng này sẽ kéo dài sang các tháng sau đó, làm tăng nhu cầu sử dụng điện liên quan đến nhu cầu điều hòa không khí.
Theo Morgan Stanley, họ không chỉ đạt được mục tiêu đó trước thời hạn mà còn có thể lấp đầy các bể chứa của mình tới 100% vào đầu tháng 9/2023.
Tại thị trường Mỹ, hợp đồng kỳ hạn khí đốt tự nhiên của Mỹ đã ghi nhận mức tăng hàng tuần đầu tiên trong tháng 7 trong bối cảnh lượng điện tiêu thụ quá cao vào tháng này do nắng nóng mùa Hè tiếp tục mạnh mẽ.
Phần lớn nguồn cung khí đốt của Nga đến châu Âu tăng đến từ việc tăng công suất 0,66 bcm tại đường ống dẫn khí Turkstream - nối Nga và Thổ Nhĩ Kỳ với Đông Nam châu Âu, lên 1,47 bcm. Theo dữ liệu tạm thời của Kpler, sự gia tăng này đã bù đắp cho sự sụt giảm 24% trong các chuyến hàng LNG đến châu Âu.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng nhờ nhu cầu mạnh hơn do nhiệt độ cao ở Đông Á, nhưng mức tăng này lại bị hạn chế do hàng tồn kho vẫn ở mức cao, Reuters đưa tin.
Giá LNG giao ngay tại châu Á tăng do nhu cầu khí đốt hạ nguồn mạnh hơn ở nhiều khu vực khác nhau đang phải đối mặt với sóng nhiệt, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số khu vực của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức dự trữ cao là đủ để đáp ứng nhu cầu tăng lên, khiến một số nhà nhập khẩu châu Á đang chờ xem để mua thêm hàng giao ngay.
Đây vẫn là một cuộc chiến giằng co giữa các tín hiệu giảm giá - hàng tồn kho cao ở châu Á và châu Âu, sự phục hồi chậm chạp của nhu cầu Trung Quốc và hoạt động công nghiệp yếu của châu Âu.
Do rất nhiều LNG vẫn trôi nổi trên biển, nên thị trường đang đánh giá khi nào sự dư thừa hiện tại có thể trở thành sự thiếu hụt.
Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên kéo dài đà giảm khi Shell Plc cho biết tồn kho nhiên liệu mạnh là dấu hiệu tích cực cho khu vực trước mùa Đông, theo Bloomberg.com.
Hợp đồng kỳ hạn chuẩn giảm tới 4,3% sau khi giảm 10%, đây là mức giảm lớn nhất trong hơn một tháng. Các kho lưu trữ đã đầy trung bình hơn 84%, còn ít nhất hai tháng nữa mới bắt đầu mùa nóng.
Ngoài các kho dự trữ cao của châu Âu, lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc đã không phục hồi nhanh như một số dự đoán sau đại dịch Covid-19 cũng tác động đến giá cả.
Phần lớn châu Âu cũng được chuẩn bị để hạ nhiệt sau đợt nắng nóng bao trùm phần phía Nam của khu vực. Nhiệt độ ở Madrid và Rome sẽ ở gần mức trung bình lịch sử vào đầu tuần tới, trong khi các thành phố phía bắc như London và Berlin được dự báo sẽ có thời tiết lạnh hơn bình thường.
Liên minh châu Âu (EU) trước đây đã đáp ứng khoảng 2/5 nhu cầu khí đốt của mình thông qua nhập khẩu năng lượng của Nga. Năm 2022, các quốc gia thành viên EU đã đồng ý tự nguyện giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023. Thỏa thuận đã được gia hạn thêm 12 tháng.
Thực tế cho thấy, trong nửa đầu năm 2023, mức tiêu thụ khí đốt của EU gồm 27 quốc gia thành viên đã giảm 10% tính theo năm, tương đương 178 bcm. Nhìn chung, việc vận chuyển khí đốt qua đường ống tới EU đã giảm mạnh 34% xuống còn 76,7 bcm do nhập khẩu khí đốt từ Nga và Na Uy giảm.
Giá gas trong nước hôm nay
Tại thị trường trong nước, từ 1/8/2023, mỗi bình gas loại 12kg đến tay người tiêu dùng tăng ở mức phổ biến từ 26.000-26.500 đồng.
Thông tin từ các công ty kinh doanh gas phía Nam, từ 1/8, giá gas bán lẻ tăng khoảng 2.167 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Cụ thể, tăng 13.000 đồng/bình 6 kg; tăng 26.000 đồng/bình 12 kg; tăng 97.500 đồng/bình 45 kg; tăng 108.000 đồng/bình 50 kg.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ ngày 1/8, giá gas của công ty này tăng 26.000 đồng/bình 12kg và 108.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu này tối đa là 411.000 đồng/bình 12kg và 1.711.000 đồng/bình 50kg.
Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cho hay, kể từ ngày 1/8, giá gas của thương hiệu này tăng 26.000 đồng/bình 12kg và 97.515 đồng/bình 45kg.
Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/8, giá bán gas SP tăng 2.208 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 26.500 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas SP 12 kg sẽ được bán ở mức 373.500 đồng bình 12kg.
Giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 8/2023 tại thị trường Hà Nội là 380.160 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.520.640 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 26.360 đồng/bình 12kg và 105.640 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).
Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và ba lần tăng vào tháng 2, tháng 5 và tháng 8.