Giá gas hôm nay 14/11/2023: Cập nhật giá gas trong nước và thế giới
Cập nhật giá gas hôm nay 14/11/2023 tại thị trường trong nước và thế giới. Giá khí đốt tự nhiên các kỳ hạn và giá gas bán lẻ trong nước, giá gas Petrolimex, Saigon Petro...
Giá gas thế giới hôm nay 14/11
Ghi nhận lúc 8h30 sáng nay 14/11 (Giờ Việt Nam), giá gas hợp đồng tương lai đang giao dịch ở mức 3,367 USD/mmBTU tăng 0.025 USD/mmBTU tương đương với +0,75% so với đầu phiên.
giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu biến động liên tục, khiến các nhà giao dịch cân nhắc rủi ro mùa Đông trước mối lo ngại giảm bớt về nguồn cung ngắn hạn từ Trung Đông.
Theo đó, hợp đồng kỳ hạn chuẩn biến động liên tục sau khi giảm hơn 4% trước đó. Dự kiến, thời tiết nhiều gió và nhiệt độ trên mức bình thường sẽ diễn ra ở nhiều nơi thuộc châu Âu trong tuần này, gây áp lực lên giá cả khí đốt tự nhiên.
Ngoài ra, dòng khí đốt của Israel đến Ai Cập đã tăng lên sau khi Tập đoàn Chevron khôi phục sản lượng tại mỏ Tamar lớn, đồng nghĩa với việc tăng công suất xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ quốc gia Bắc Phi này sang châu Âu.
Đây là một trung tâm rất lớn của châu Âu chuyên cung cấp khí đốt cho các quốc gia khác trên khắp EU, khí đốt của Nga vẫn "chảy vào" thị trường châu Âu với khối lượng không hề nhỏ. Nhiên liệu này được tiêu thụ ngay cả bởi những quốc gia tuyên bố rằng thị trường quốc gia của họ không có khí đốt.
Trong khi đó, việc sử dụng khí đốt từ các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất (UGS) đã vượt quá lượng khí được thêm vào các cơ sở này ở hầu hết các nước châu Âu khi châu lục này bắt đầu mùa sưởi ấm với trữ lượng khí đốt kỷ lục gần 100%, hãng thông tấn Nga Tass đưa tin.
Theo dữ liệu do Cơ sở hạ tầng khí đốt Châu Âu (GIE) cung cấp, lượng khí đốt được rút ra từ các cơ sở UGS của Châu Âu lên tới 75 triệu m3 vào ngày 8/11. Trong khi đó, các nước Châu Âu chỉ đưa tổng cộng 27 triệu m3 vào các kho dự trữ của mình.
Theo Tass, gã khổng lồ năng lượng Nga Gazprom vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraina với khối lượng 42,4 triệu m3 mỗi ngày.
Các cơ sở UGS của Châu Âu hiện đã được lấp đầy ở mức 99,57% (cao hơn 9,89 điểm phần trăm so với mức trung bình tính đến thời điểm này trong 5 năm qua), với 109,77 tỷ m3 khí đốt được lưu trữ trong đó. Đây là mức dự trữ khí đốt cao nhất mọi thời đại.
Các nước châu Âu đã thành công trong việc lấp đầy các cơ sở UGS của họ bằng khí đốt ở mức mục tiêu là 90% cho mùa sưởi ấm sắp tới ngay từ giữa tháng 8, trong khi Ủy ban châu Âu trước đó dự kiến chỉ đạt được mức này vào tháng 11.
Theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, các kho lưu trữ khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) đã đầy 99,57% tính đến ngày 8/11. Dữ liệu cho thấy trong vài ngày qua, hầu hết các nước EU đã liên tục rút lượng khí đốt ròng nhỏ từ kho lưu trữ của họ. Đây là đợt rút ròng liên tiếp đầu tiên từ kho dự trữ khí đốt của châu Âu kể từ tháng 4 - thời điểm kết thúc mùa sưởi ấm mùa Đông trước.
Việc rút khí đốt có thể tăng tốc vào cuối tuần này vì một số khu vực ở Châu Âu có thể thấy nhiệt độ thấp hơn bình thường, nhưng tuần tới, nhiều quốc gia dự kiến sẽ quay trở lại nhiệt độ thông thường hoặc trên mức bình thường.
Các nhà phân tích của công ty tài chính LSEG dự đoán nhiệt độ ở Pháp và Đức có thể cao hơn bình thường khoảng 2 - 5°C vào đầu tuần tới.
Nhu cầu tiếp tục yếu và dự báo nhiệt độ cao hơn vào tuần tới đã khiến Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên TTF của Hà Lan, chuẩn mực cho giao dịch khí đốt của châu Âu, giảm 3,8%.
Mặc dù hàng tồn kho gần như đã đầy, châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khó khăn vì mùa Đông lạnh giá và khả năng gián đoạn nguồn cung có thể khiến cán cân thâm hụt và khiến giá tăng vọt. Sự biến động dự kiến sẽ tiếp tục, cũng do mối đe dọa cung cấp từ Đông Địa Trung Hải trong trường hợp bùng nổ cuộc chiến Hamas - Israel.
Phần lớn sự gia tăng nhập khẩu nhiên liệu siêu lạnh của châu Á đến từ Trung Quốc, quốc gia mua lớn thứ hai thế giới, với Kpler ước tính lượng hàng đến là 5,67 triệu tấn trong tháng 11, tăng từ 5,41 triệu tấn trong tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn mức 6,12 triệu từ tháng 10 và tháng 11/2022.
- Nhật Bản, nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ đạt 5,41 triệu tấn trong tháng 11, không thay đổi so với tháng 10 và giảm nhẹ so với 5,65 triệu tấn trong tháng 11 năm ngoái.
- Ấn Độ, nước mua LNG lớn thứ 4 châu Á, dự kiến sẽ nhập khẩu 1,3 triệu tấn trong tháng 11, giảm so với mức 1,85 triệu tấn trong tháng 10.
- Mỹ, nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ xuất khẩu 9,5 triệu tấn LNG trong tháng 11, tăng so với mức 8,9 triệu tấn trong tháng 10.
Giá gas trong nước hôm nay
Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) vừa thông báo, từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 333 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 4.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ mỗi bình gas 12kg sẽ ở mức 430.500 đồng.
Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam thông báo, từ ngày 1/11 giá bán PetroVietNam Gas tăng 5.000 đồng/bình 12kg và 18.765 đồng/bình 45kg.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ 7 giờ 30 ngày 1-11, giá gas của công ty sẽ tăng thêm 4.000 đồng/bình 12 kg và 17.000 đồng/bình 50 kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 468.000 đồng/bình 12kg và 1.948.500 đồng/ bình 50 kg.
Tương tự Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) cũng thông báo từ ngày 1-11 tăng 4.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 430.500 đồng/bình 12 kg.
Nguyên nhân giá gas bán lẻ trong nước tháng 11/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 11 ở mức 615 USD/tấn, tăng 7,5 USD/tấn so với tháng 10.
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá USD/VND tăng cũng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng lên. Vì vậy, Tổng Công ty Gas Petrolimex phải điều chỉnh theo mức tăng tương ứng
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7); 6 lần tăng (vào tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11). Theo đó, đây là tháng thứ tư tăng giá liên tiếp của mặt hàng này.