Giá gas hôm nay 3/11/2023: Cập nhật giá gas trong nước và thế giới
Cập nhật giá gas hôm nay 3/11/2023 tại thị trường trong nước và thế giới. Giá khí đốt tự nhiên các kỳ hạn và giá gas bán lẻ trong nước, giá gas Petrolimex, Saigon Petro...
Giá gas thế giới hôm nay 3/11
Ghi nhận lúc 8h30 sáng nay 3/11 (Giờ Việt Nam), giá gas hợp đồng tương lai đang giao dịch ở mức 3,540 USD/mmBTU giảm 0.009 USD/mmBTU tương đương với -0,25% so với đầu phiên.
Giá khí tự nhiên có dấu hiệu chững lại do sản lượng khí đốt tăng và thời tiết ôn hòa hơn, bất chấp lưu lượng khí đốt kỷ lục đến các cơ sở xuất khẩu Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Việc các kho chứa khí đốt đang dần cạn công suất đã thúc đẩy các công ty năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) chuyển hướng dự trữ năng lượng dư ở Ukraina nhằm chuẩn bị cho những tháng cao điểm mùa đông sắp tới.
Các nhà phân tích cho biết lượng khí đốt bổ sung được dự trữ có thể ngăn đà tăng của giá khí đốt ở châu Âu lên cao hơn nữa. Theo dữ liệu mới nhất của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, các kho lưu trữ khí đốt của hiện ở mức 99,24% công suất.
Sản lượng khí đốt tự nhiên tăng lên 106,1 bcfd từ đầu tháng 11 đến nay, vượt mức cao kỷ lục 104,2 bcfd trong tháng 10. Nhìn về phía trước, các nhà khí tượng học dự đoán thời tiết sẽ chuyển sang ấm hơn bình thường từ ngày 4 đến ngày 17/11.
Trong khi đó, dòng khí tới các cơ sở xuất khẩu LNG của Mỹ tăng lên trung bình 14,8 bcfd từ đầu tháng 11 đến nay, tăng từ 13,7 bcfd trong tháng 10 và kỷ lục 14,0 bcfd trong tháng 4.
Ông Toby Copson, Người đứng đầu bộ phận năng lượng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của công ty môi giới hàng hóa Marex, cho biết: “Thị trường vẫn còn lo lắng về xung đột Trung Đông, nhưng tỷ giá bán dường như đã tìm thấy sự cân bằng nhờ có nhiều đợt chào mua giao ngay trong bối cảnh mùa Đông sẽ tăng giá điển hình”.
Dự báo thời tiết ôn hòa ở châu Âu đã làm giảm bớt sự biến động tại một thị trường đang bị rung chuyển bởi những lo ngại về nguồn cung, bao gồm cả khả năng xảy ra đợt đình công thứ hai ở Australia, vốn đã bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, theo Financal Times, trước những lo ngại rằng tình hình xung đột tại Trung Đông và sự cố tại một đường ống ở Biển Baltic có thể đẩy giá tăng cao trở lại trong mùa đông này, Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc gia hạn mức giá trần khí đốt được áp dụng khẩn cấp vào hồi tháng 2.
Năm ngoái là thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng do Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt sang châu Âu, giá khí đốt đã có thời điểm lên đến hơn 300 Euro (khoảng 318 USD/ megawatt giờ), nhưng không kéo dài.
Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy các cơ sở tiện ích của Mỹ đã bổ sung 74 tỷ feet khối khí đốt vào kho dự trữ trong tuần tính đến ngày 20/10, thấp hơn kỳ vọng của thị trường về mức tăng 80 tỷ feet khối, nhưng cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm.
Ngoài ra, dữ liệu từ LSEG cho thấy sản lượng trung bình của Mỹ đạt trung bình 103,9 tỷ feet khối từ đầu tháng 10 đến nay, trên đà vượt qua mức cao kỷ lục 103,1 tỷ feet khối từ tháng 7.
Tuy nhiên, khả năng mùa đông mạnh hơn sẽ bù đắp nguồn cung cao hơn. Các nhà khí tượng học lưu ý rằng thời tiết ở 48 bang phía dưới của Mỹ có thể sẽ lạnh hơn đáng kể so với dự kiến từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, làm tăng nhu cầu sưởi ấm sử dụng nhiều khí đốt.
Mặc dù, hiện tại, giá năng lượng đã giảm xuống và lượng khí đốt dự trữ của EU đang ở mức cao kỷ lục, nhưng nguồn cung mùa Đông này có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, cũng như sự cố xảy ra với cơ sở hạ tầng khí đốt ở vùng biển Baltic.
Nhà phân tích thị trường năng lượng tại công ty tư vấn Arthur D. Little có trụ sở tại Brussels - Florence Carlot cho biết, với nhu cầu thấp và dự trữ đầy đủ, tình hình sẽ tốt khi chúng ta đến gần mùa đông. Nhưng chúng ta không tránh khỏi mùa đông lạnh giá sẽ lại gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng khí đốt.
Sự kết hợp của các yếu tố làm gián đoạn nguồn cung như đình công ở Australia hay Nga cắt giảm xuất khẩu năng lượng, cùng với việc nhiệt độ xuống thấp có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ trên thị trường năng lượng.
Dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE) cho thấy, lượng khí đốt tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất của Liên minh châu Âu (EU) đã đầy 97,89%, vượt mục tiêu của khối về việc dự trữ đạt 90% vào ngày 3/11.
Giám đốc điều hành Equinor Anders Opedal nhận định, lượng dự trữ khí đốt cao kỷ lục này là một bước đệm quan trọng trước mùa sưởi ấm của EU. Tuy nhiên, dự kiến cạnh tranh với châu Á ngày càng tăng có thể đẩy giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng cao.
Ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) đã lấp đầy kho dự trữ khí đốt chiến lược cho mùa Đông, song số lượng đó chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu và các nước EU vẫn cần nhập khẩu khí đốt liên tục để phục vụ các hoạt động kinh tế cơ bản, bao gồm nhập khẩu từ Nga.
Bất chấp dự báo thời tiết ôn hòa trong hai tuần tới, LNG được tái hóa khí từ các kho cảng của Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã tăng mạnh do nhu cầu sưởi ấm dần tăng lên do thời tiết lạnh hơn.
Các nhà giao dịch sẽ theo dõi những diễn biến trong cuộc xung đột Israel - Hamas, khi các báo cáo về cuộc tấn công của quân đội Mỹ vào các mục tiêu liên quan đến Iran ở Syria trong tuần này đã làm dấy lên mối lo ngại về việc xung đột sẽ mở rộng.
Hoạt động thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2022, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng vọt từ châu Âu khi khu vực này mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, nhu cầu LNG của châu Âu dự kiến sẽ giảm trong một vài năm tới.
Thay vào đó, giới quan sát ngành cho biết, các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ là động lực chính cho thị trường LNG cho đến năm 2030. Hơn nữa, dòng khí đốt đến các cơ sở xuất khẩu LNG của Mỹ đang tăng lên và xuất khẩu qua đường ống sang Mexico đạt 7,2 bcfd trong tháng 9.
Tuy nhiên, khí cấp liệu vẫn ổn định ở mức khoảng 12,1 bcfd trong ngày thứ hai liên tiếp, sau mức thấp nhất trong 4 tuần là 11,5 bcfd do bảo trì tại các cơ sở như Cove Point và giảm sản lượng tại các nhà máy khác. Trong khi đó, cơ quan năng lượng Mỹ báo cáo lượng tồn kho khí đốt hàng tuần tăng cao hơn một chút so với dự kiến.
Theo báo cáo, nhu cầu khí đốt nói chung từ các thị trường trưởng thành ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ đã đạt đỉnh điểm vào năm 2021 và được dự báo sẽ giảm 1% mỗi năm cho đến năm 2026.
Giá gas trong nước hôm nay
Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) vừa thông báo, từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 333 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 4.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ mỗi bình gas 12kg sẽ ở mức 430.500 đồng.
Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam thông báo, từ ngày 1/11 giá bán PetroVietNam Gas tăng 5.000 đồng/bình 12kg và 18.765 đồng/bình 45kg.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ 7 giờ 30 ngày 1-11, giá gas của công ty sẽ tăng thêm 4.000 đồng/bình 12 kg và 17.000 đồng/bình 50 kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 468.000 đồng/bình 12kg và 1.948.500 đồng/ bình 50 kg.
Tương tự Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) cũng thông báo từ ngày 1-11 tăng 4.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 430.500 đồng/bình 12 kg.
Nguyên nhân giá gas bán lẻ trong nước tháng 11/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 11 ở mức 615 USD/tấn, tăng 7,5 USD/tấn so với tháng 10.
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá USD/VND tăng cũng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng lên. Vì vậy, Tổng Công ty Gas Petrolimex phải điều chỉnh theo mức tăng tương ứng
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7); 6 lần tăng (vào tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11). Theo đó, đây là tháng thứ tư tăng giá liên tiếp của mặt hàng này.