Giá xăng dầu hôm nay 14/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 14/6/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 14/6
Ghi nhận vào lúc 9h30 ngày 14/6 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,03 USD/thùng, tương ứng -0,04% ở mức 74.03 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 2,00 USD/thùng, tương ứng +2,97% ở mức 69.30 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục lao dốc, kéo dài chuỗi giảm giá sau khi các nhà phân tích nhấn mạnh nguồn cung toàn cầu đang gia tăng và những lo ngại về tăng trưởng nhu cầu ngay trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed.
Hầu hết người trong cuộc đều kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất, quan điểm này được củng cố sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 5/2023.
Xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 5, ngay cả sau khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu được thực thi và cơ chế trần giá của Nhóm G7.
Việc Fed tăng lãi suất đã củng cố đồng USD, khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn so với những loại tiền tệ khác và gây áp lực lên giá dầu. Do đó, việc tạm dừng tăng lãi suất có thể là một tín hiệu tích cực.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất vào thứ 5 tuần này.
Tại nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Trung Quốc, công bố dữ liệu kinh tế đáng thất vọng vào tuần trước, ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất cho vay ngắn hạn để khôi phục niềm tin của thị trường.
Mặt khác, Ả Rập Xê Út, hồi đầu tháng này đã công bố giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7, mức thấp nhất trong nhiều năm trong bối cảnh nỗ lực thúc đẩy giá dầu thô.
Giá xăng dầu đi xuống sau thông tin dự trữ xăng của Mỹ tăng. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tuần trước, dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 2,8 triệu thùng, cao hơn dự kiến. Điều này dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Mỹ suy giảm, trong khi mùa lái xe cao điểm vào mùa hè đang diễn ra.
Sau khi nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 để đối phó với những tín hiệu tiêu cực của kinh tế vĩ mô khiến thị trường rơi vào suy thoái.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của Ấn Độ tăng mạnh trong tháng 5 vừa rồi với doanh số bán dầu diesel tăng cao kỷ lục, nhờ hoạt động sản xuất mạnh mẽ của nhà máy tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới.
Giá dầu của Mỹ đã giảm tới 4,8% vào tuần trước sau thông tin Mỹ và Iran đã đạt được thỏa thuận hạt nhân tạm thời cho phép Iran tiếp tục xuất khẩu dầu khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày.
Trong khi đó, Saudi Arabia cuối tuần qua công bố ý định giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7, mức thấp nhất trong nhiều năm trong bối cảnh nỗ lực hỗ trợ giá dầu thô.
Theo Bộ Năng lượng của Saudi Arabia việc cắt giảm tự nguyện lớn nhất của nước này trong nhiều năm nằm trong thỏa thuận lớn hơn của OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024 khi OPEC+ tìm cách khôi phục lại giá dầu.
Cũng trong tuần trước, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng của Mỹ trong tuần trước nữa tăng 2,8 triệu thùng, dự trữ dầu diesel tăng 5,1 triệu thùng. Sự bất ngờ gia tăng trong dự trữ nhiên liệu của Mỹ làm dấy lên lo ngại về mức tiêu thụ của quốc gia sử dụng dầu hàng đầu thế giới này.
Trong khi đó, dữ liệu công bố của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy, chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm. PPI sụt giảm vì nhu cầu nói chung suy yếu, và giá cả hàng hóa trên toàn cầu cũng trên đà giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Trung Quốc tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn dự báo 0,3% và cao hơn mức 0,1% trong tháng 4.
Ngày mai (14/6), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày để thảo luận việc tăng hay giữ nguyên lãi suất. Các nhà phân tích dự đoán, nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất sau 1 năm tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát. Nếu đúng như dự báo, quyết định này của Fed sẽ giúp giá dầu tăng tốc trở lại.
Các chuyên gia cho rằng, việc cắt giảm bổ sung của Saudi Arabia có khả năng làm thâm hụt nguồn cung dầu mỏ trong tháng 7 và có thể đẩy giá dầu cao hơn trong những tuần tới.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 12/6.
Cụ thể, cơ quan điều hành thông báo giá xăng E5 RON92 vẫn giữ ở mức 20.878 đồng/lít; tương tự giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) cũng giữ nguyên mức giá 22.015 đồng/lít (giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành).
Trong khi đó, giá dầu điêzen 0.05S tăng 85 đồng/lít không cao hơn 18.028 đồng/lít; dầu hỏa tăng 52 đồng/lít ở mức 17.823 đồng/lít.
Riêng giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 164 đồng/kg, không cao hơn 14.719 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ trích lập Quỹ bình ổn giá (BOG) đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 228 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 180 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); dầu diesel ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); dầu hỏa ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); và dầu mazut ở mức 100 đồng/kg (kỳ trước 300 đồng/kg); đồng thời, không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 17 lần điều chỉnh, trong đó 9 lần tăng, 6 lần giảm, và 2 lần giữ nguyên.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V | 22.890 | 23.340 |
Xăng RON 95-III | 22.010 | 22.450 |
Xăng E5 RON 92-II | 20.870 | 21.280 |
DO 0,001S-V | 18.700 | 19.070 |
DO 0,05S-II | 18.020 | 18.380 |
Dầu hỏa 2-K | 17.820 | 18.170 |