Giá xăng dầu hôm nay 22/3/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 22/3/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/3
Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 22/3 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,42 USD/thùng, tương ứng -0,49% ở mức 84.722 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 0.5 USD/thùng, tương ứng -0,62% ở mức 80.46 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm nhẹ sau khi giảm 1,6% vào ngày hôm trước, khi các nhà giao dịch đánh giá triển vọng cung và cầu. Fed giữ lãi suất ổn định và tiếp tục phát tín hiệu 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, mang lại một số hỗ trợ cho nhu cầu.
Trong khi đó, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraina vào các nhà máy lọc dầu của Nga tiếp tục làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Các cuộc tấn công đã làm giảm khoảng 10% công suất lọc dầu của Nga, làm tăng thêm sự thắt chặt của thị trường cùng với việc cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn cung từ bên ngoài OPEC, bao gồm cả Mỹ và Brazil, đã bù đắp một số tác động. Dữ liệu mới của EIA cho thấy tồn kho dầu thô ở Mỹ bất ngờ giảm 1,95 triệu vào tuần trước, mạnh nhất trong hai tháng, do xuất khẩu tăng và các nhà máy lọc dầu tiếp tục tăng hoạt động.
Iraq cũng công bố kế hoạch giảm xuất khẩu dầu thô xuống 3,3 triệu thùng/ngày trong những tháng tới để tuân thủ hạn ngạch OPEC+, trong khi Saudi Arabia trải qua tháng thứ hai liên tiếp giảm xuất khẩu dầu thô.
Reuters cho biết, tại cuộc họp bế mạc ngày 22/3, Fed đã quyết định duy trì lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5%. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cho biết họ vẫn mong đợi giảm 3/4 điểm phần trăm vào cuối năm nay.
Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates cho biết, quyết định lãi suất của Fed nằm trong dự đoán và tác động hạn chế đến thị trường dầu mỏ.
Về mặt nhu cầu, số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 6 giàn trong tuần trước lên 510, mức cao nhất kể từ ngày 15/9, do hoạt động lọc dầu tiếp tục phục hồi.
Cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đều dự báo nhu cầu dầu mạnh vào năm 2024 và 2025 trong các báo cáo hàng tháng riêng biệt được công bố trong tuần này.
Đặc biệt, IEA đã nâng triển vọng nhu cầu trong năm nay và cho biết nguồn cung nhiên liệu có thể sẽ thắt chặt hơn nữa do tình trạng gián đoạn ở Trung Đông tiếp tục diễn ra.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại trên toàn cầu vẫn gây ra trở ngại cho nhu cầu dầu, đặc biệt là khi tính đến lo ngại về lãi suất dài hạn cao hơn vào năm 2024, theo Investing.
Theo Reuters, vào ngày 20/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố rằng tồn kho dầu thô tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới, tiếp tục giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp, giảm xuống 445 triệu thùng, mức giảm là 2 triệu thùng.
Mặc dù tồn kho xăng giảm trong tuần thứ 7 liên tiếp (giảm 3,3 triệu thùng xuống 230,8 triệu thùng), sản phẩm xăng, biểu hiện cho nhu cầu sản phẩm, cũng giảm xuống dưới 9 triệu thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã nâng triển vọng tăng trưởng sản lượng dầu của nước này năm 2024 thêm 260.000 thùng/ngày lên 13,19 triệu thùng, tăng nhiều so với mức tăng dự báo trước đó là 170.000 thùng/ngày. Trong khi đó, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết CPI của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 2 và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu tăng do nhu cầu cao tại Mỹ và khả năng gián đoạn nguồn cung sau khi các nhà máy lọc dầu của Nga liên tục bị tấn công. Theo hãng tin Reuters, có ít nhất 4 nhà máy lọc dầu lớn hàng đầu của Nga đã bị cháy trong cuối tuần trước, bao gồm nhà máy Ryazan và nhà máy Norsi.
Trong đó, nhà máy Ryazan có công suất xử lý 12,7 triệu thùng dầu/năm, tương đương 5,8% tổng công suất lọc dầu hiện nay của Nga. Các nguồn tin cho biết nhà máy này đã buộc phải ngừng hoạt động 2 phân xương lọc hoá dầu quan trọng nhất, chiếm khoảng 70% tổng công suất của nhà máy này.
Tương tự, nhà máy Norsi có công suất xử lý 15,8 triệu thùng dầu/năm, là nhà máy lọc hoá dầu lớn thứ 4 tại Nga, cũng đã phải tạm ngưng hoạt động ít nhất 50% công suất. Trong năm 2023, nhà máy Norsi chiếm đến 11% tổng sản lượng xăng dầu của Nga.
Về phía nguồn cung, OPEC đã giảm dự báo về sự tăng trưởng của nguồn cung dầu mỏ từ bên ngoài tổ chức trong năm nay xuống còn 120.000 thùng/ngày, với mức 1,07 triệu thùng/ngày.
Nhiều nhà phân tích tiếp tục tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào mùa hè năm nay, mặc dù giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng ổn định trong tháng 2 do chi phí xăng dầu và nhà ở tăng. Lãi suất thấp được xem là một yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu về dầu mỏ.
Thông tin Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ông dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay nhằm thúc đẩy triển vọng tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu năng lượng. Và hiện nhiều nhà đầu tư hiện đang chờ đợi sự xuất hiện của Powell trước Thượng viện Hoa Kỳ và quyết định chính sách của ECB vào thứ Năm để được hướng dẫn thêm.
Tuy nhiên, Ả Rập Saudi lại bất ngờ điều chỉnh tăng giá loại chính đối với người mua ở châu Á và quyết định này tuân theo thỏa thuận của OPEC+ vào Chủ nhật nhằm gia hạn cắt giảm sản lượng cho đến cuối tháng 6 nhằm ổn định thị trường.
Sự biến động giá dầu trong phiên chịu tác động bởi thông tin Trung Quốc và nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 lên khoảng 5%. Tuy nhiên, việc thiếu các kế hoạch kích thích lớn để vực dậy nền kinh tế đã khiến cho các nhà đầu tư thất vọng.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h hôm nay (21/3), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và RON 95 đồng loạt tăng.
Giá xăng RON 95-III tăng so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 24.280 đồng (tăng 740 đồng/lít); xăng E5 RON 92 là 23.210 đồng một lít (tăng 720 đồng).
Giá các mặt hàng dầu đồng loạt tăng. Giá dầu diesel là 21.010 đồng một lít (tăng 470/lít); dầu hỏa có mức giá mới là 21.260 đồng (tăng 560 đồng/lít); dầu mazut tăng 660 đồng, có giá mới là 17.090 đồng/kg.
Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) đối với các mặt hàng xăng và dầu DO, dầu hỏa. Trong khi đó, dầu mazút trích lập 300 đồng.
Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 14/3, cơ quan quản lý quyết định giảm 20 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, xuống còn 22.490 đồng/lít; giảm 10 đồng/lít đối với xăng RON 95, xuống còn 23.540 đồng/lít.
Liên quan đến việc xuất hóa đơn điện tử trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu, Tổng cục Thuế cho biết, tính đến ngày 15/3, tổng số cửa hàng xăng dầu đã xuất hóa đơn điện tử từng lần bán hàng là 10.649 cửa hàng, tăng 7.949 cửa hàng so với ngày 1/12/2023.
Hiện cả nước có khoảng 15.756 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Như vậy, còn khoảng hơn 5.100 cửa hàng xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản cho biết hết ngày 31/3 nếu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ bị xử lý.
Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã nhiều lần có công văn đề nghị cục thuế các địa phương thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm soát việc phát hành hóa đơn sau mỗi lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu...
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V | 24.690 | 25.180 |
Xăng RON 95-III | 24.280 | 24.760 |
Xăng E5 RON 92-II | 23.210 | 23.670 |
DO 0,001S-V | 21.640 | 22.070 |
DO 0,05S-II | 21.010 | 21.430 |
Dầu hỏa 2-K | 21.260 | 21.680 |