Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/09/2023 08:51 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 22/9/2023: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 22/9/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/9

Ghi nhận vào lúc 7h30 ngày 22/9 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,01 USD/thùng, tương ứng +0,01% ở mức 92.365 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,4 USD/thùng, tương ứng +0,45% ở mức 87.95 USD/thùng.

tm-img-alt
tm-img-alt

Giá dầu giảm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25- 5,5 % đúng như dự đoán của các nhà phân tích. Nhưng Fed vẫn củng cố lập trường "diều hâu" của mình với việc tăng lãi suất hơn nữa dự kiến vào cuối năm.

Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và khiến nhu cầu dầu mỏ giảm sút.

Lập trường "diều hâu" của Fed cũng khiến đồng USD tăng vọt, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2023.

Hiện tại, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã nỗ lực tăng công suất hoạt động trong bối cảnh nhu cầu xăng và dầu diesel tăng cao. Bên cạnh đó, việc tạm ngừng hoạt động của các nhà máy ảnh hưởng đến khả năng khôi phục kho dự trữ nhiên liệu đang ở mức thấp và giúp đẩy giá nhiên liệu tăng.

Theo báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tổng tồn kho khí gas tự nhiên tại các kho chứa ngầm của Mỹ tăng 64 tỷ feet khối lên 3.269 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 19/5.

Trong khi đó, chính phủ Nga đã tạm thời hạn chế xuất khẩu dầu diesel và xăng nhằm hỗ trợ thị trường nhiên liệu trong nước.

Theo Reuters, thị trường năng lượng có ít phản ứng với dữ liệu năng lượng của Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô giảm. Trong báo cáo hằng tuần của mình, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 2,1 triệu thùng trong tuần trước, được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu mạnh, trong khi tồn kho xăng và dầu diesel giảm do các nhà máy lọc dầu bắt đầu bảo trì vào mùa thu hằng năm.

Giá xăng tương lai của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, cắt giảm chênh lệch giá xăng, thước đo tỷ suất lợi nhuận lọc dầu, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022.

Do lo ngại về nguồn cung, hồi đầu tháng, 2 thành viên của OPEC+ là Saudi Arabia và Nga đã gia hạn mức cắt giảm nguồn cung tổng hợp 1,3 triệu thùng/ngày đến cuối năm nay. Quyết định bất ngờ này đã khiến thị trường “dậy sóng”. Giá dầu liên tục tăng trong 3 tuần qua.

Theo các nguồn tin Reuters nhận được, chính phủ Nga đang xem xét áp thuế xuất khẩu đối với tất cả các loại sản phẩm dầu ở mức 250 USD/tấn - cao hơn nhiều so với mức phí hiện hành - từ ngày 1-10-2023 đến tháng 6-2024 để giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu.

Theo các nhà phân tích, giá dầu sẽ không chỉ dừng lại ở mức 95 USD/thùng như những dự báo trước đó mà chính sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ nói trên sẽ đẩy giá dầu chinh phục mốc 100 USD/thùng, thậm chí vượt mốc vào cuối năm nay.

Các nhà phân tích tại Bank of America tin rằng giá dầu có thể sớm tăng vượt mức 100 USD/thùng. Trong một báo cáo nghiên cứu, các nhà phân tích do Francisco Blanch dẫn đầu cũng nhấn mạnh giá dầu Brent có thể tăng vượt 100 USD/thùng trước khi bước sang năm 2024.

Cũng trong tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cho thấy, dự trữ xăng, dầu, và sản phẩm chưng cất của nước này trong tuần lần lượt là 4 triệu thùng, 5,6 triệu thùng và 3,9 triệu thùng.

Trong khi đó, châu Âu dự kiến sẽ có một mùa bảo trì nhẹ các nhà máy lọc dầu trong mùa thu này do các nhà máy lọc dầu mong muốn thu được lợi nhuận từ tỷ suất lợi nhuận cao, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu thô. Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, công suất nhà máy lọc dầu ngoại tuyến ở châu Âu được chốt ở khoảng 800.000 thùng/ngày, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ được công bố trong tuần sẽ hé lộ liệu các ngân hàng trung ương ở châu Âu và Mỹ có tiếp tục chiến dịch tăng lãi suất tích cực hay không.

Theo kế hoạch, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 22/9 và có thể đưa ra chỉ dẫn về việc liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có tăng lãi suất nữa hay không.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, việc cắt giảm sản lượng dầu kéo dài của Saudi Arabia và Nga sẽ dẫn đến thâm hụt nguồn cung đến quý 4/2023. Đồng thời, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu vững và nguồn cung năm 2023 sẽ thiếu hụt nếu duy trì việc cắt giảm sản lượng.

IEA đã dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu là 1,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay, so với nửa đầu năm, vượt nguồn cung 1,24 triệu thùng/ngày trong giai đoạn đó.

OPEC dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và dự đoán mức thâm hụt đáng kể là 3,3 triệu thùng/ngày trong quý 4 năm nay. EIA cũng dự kiến mức thâm hụt nhỏ hơn là 230.000 thùng trong quý tới.

Kỳ vọng ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương lớn sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt cũng hỗ trợ thêm tâm lý. Về phía nguồn cung, OPEC, chính phủ Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế đều dự đoán thị trường sẽ thâm hụt trong quý 4 do việc cắt giảm nguồn cung kéo dài của Saudi Arabia và Nga.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 22/9 (Ảnh minh họa).

Theo Reuters, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023 và 2024, trích dẫn các dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn mạnh hơn dự kiến.

Để giữ nguồn cung thắt chặt, Saudi Arabia và Nga tuần trước đã gia hạn cắt giảm nguồn cung tự nguyện tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.

Libya, thành viên của OPEC+, hiện đóng cửa 4 kho cảng xuất khẩu dầu ở phía Đông do bão, trong khi Kazakhstan, một thành viên khác của OPEC+, giảm sản lượng dầu hằng ngày để bảo trì.

Theo dự kiến của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng từ 99,9 triệu thùng/ngày vào năm 2022 lên 101,2 triệu thùng/ngày trong năm nay và 102,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Cũng theo EIA, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng từ 99,2 triệu thùng/ngày vào năm 2022 lên 101,0 triệu thùng/ngày vào năm 2023, và 102,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024.

EIA cho biết họ dự kiến tồn kho dầu toàn cầu sẽ giảm gần nửa triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023, đẩy giá dầu tăng với giá dầu Brent đạt mức trung bình là 93 USD/thùng trong quý 4.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của nước này từ các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu cũng đang trên đà giảm xuống 9,393 triệu thùng/ngày trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 5. Đây sẽ là tháng giảm thứ 3 liên tiếp.

Trong khi đó, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ ngày 19-9 cho thấy, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khoảng 5,25 triệu thùng trong tuần trước, gần gấp đôi so với dự đoán của các nhà phân tích. Dữ liệu của chính phủ Mỹ về hàng tồn kho sẽ được công bố vào hôm nay.

Theo Reuters, một số bất ổn về nhu cầu có thể ảnh hưởng đến thị trường trong tuần này. Đó là việc Giám đốc điều hành Saudi Aramco Amin Nasser hạ triển vọng dài hạn về nhu cầu toàn cầu xuống 110 triệu thùng/ngày vào năm 2030 từ ước tính trước đó là 125 triệu thùng/ngày.

Giá xăng dầu trong nước

Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 16h ngày 21/9.

Theo đó, xăng E5RON92 không cao hơn 24.197 đồng/lít, tăng 726 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, thấp hơn xăng RON95-III 1.551 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 25.748 đồng/lít, tăng 877 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.

Dầu diezen 0.05S không cao hơn 23.594 đồng/lít, tăng 539 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành; Dầu hỏa không cao hơn 23.816 đồng/lít, tăng 628 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; Dầu madút 180CST 3.5S không cao hơn 17.847 đồng/kg tăng 143 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định không trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu; hông chi sử dụng Quỹ Bình ổn đối với dầu madút (kỳ trước chi 27 đồng/kg); chi sử dụng Quỹ Bình ổn đối với 02 mặt hàng xăng, dầu điêzen, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước xăng E5RON92 chi 22 đồng/lít, xăng RON95 chi 14 đồng/lít, dầu điêzen và dầu hỏa không chi).

Như vậy, từ đầu năm, giá xăng đã trải qua 27 kỳ điều chỉnh; trong đó có 16 lần tăng, 7 lần giảm và 4 lần giữ nguyên giá. Đến nay, so với thời điểm đầu năm, giá xăng E5 RON92 đã tăng khoảng 3.300 đồng/lít; giá xăng RON95-III tăng khoảng 3.400 đồng/lít.

Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2

Xăng RON 95-V 26.270 26.790
Xăng RON 95-III 25.740 26.250
Xăng E5 RON 92-II 24.190 24.670
DO 0,001S-V 24.450 24.930
DO 0,05S-II 23.590 24.060
Dầu hỏa 2-K 23.810 24.280

Cùng chuyên mục

Bitcoin vượt mốc 90.000 USD
Giá của đồng Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới trong ngày 13/11 khi thị trường tiếp tục hưởng lợi từ những cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc nới lỏng các quy định đối với tiền kỹ thuật số.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.