Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 28/03/2024 07:02 (GMT+7)

Hà Nội đã ghi nhận ca mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn.

Trước đó, bé gái này đã được tiêm chủng 2 mũi vắc xin phòng bệnh rubella.

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus (thuộc họ Togavirus) gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho, người bệnh là nguồn lây chính.

Biểu hiện của bệnh gồm: Sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng cổ, chấm sau tai. Bệnh này thường phát triển vào đầu mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt và có khả năng lây lan cao, dễ bùng phát thành dịch.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai chết lưu; đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.

Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn. Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác, nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút đến 1 năm sau khi sinh.

Các chuyên gia y tế cho rằng, những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Mặt khác, miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6-9 tháng sau khi ra đời, tùy vào lượng kháng thể của mẹ.

Qua các triệu chứng và hệ lụy của bệnh, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin sởi - rubella, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc xin rubella, sử dụng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella).

Với trẻ em, tiêm vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Với người lớn, tiêm vắc xin cho những người chưa tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Không tiêm phòng vắc xin rubella cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ nên có thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng./.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.