Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 17/02/2025 18:36 (GMT+7)

Hà Nội ghi nhận thêm 114 ca mắc sởi

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 114 trường hợp mắc sởi, không có ca tử vong và dự báo số ca mắc mới tiếp tục gia tăng.

Hà Nội ghi nhận thêm 114 ca mắc sởi ảnh 1
Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (CDC) Hà Nội, tuần qua từ ngày 7-14/2, Hà Nội ghi nhận thêm 114 trường hợp mắc sởi, không có ca tử vong. Số ca mắc cao tương đương so với tuần trước đó (114 ca).

Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có tổng số 441 ca mắc sởi, tại 30/30 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong; số mắc tăng ca so với cùng kỳ năm 2024 (cùng kỳ năm ngoái, Hà Nội chưa có ca mắc sởi).

Trong số các ca mắc sởi, có khoảng 10,7% là trẻ dưới 6 tháng tuổi, 12,7% là trẻ từ 6-8 tháng tuổi, 10,2% là trẻ 9 - 11 tháng tuổi, 24,9% là trẻ 1 - 5 tuổi, 16,8% là trẻ 6 - 10 tuổi, 24,7% là đối tượng trên 10 tuổi.

Lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định: Số ca mắc sởi theo tuần vẫn ở mức cao, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, thời gian tới, Hà Nội còn tiếp tục ghi nhận gia tăng các ca mắc sởi.

Theo đó, CDC Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan giám sát tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý dịch; tập huấn triển khai Kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2025.

Thời gian tới, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Đông Anh, Hà Đông, Tây Hồ, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Sóc Sơn.

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn cho đối tượng từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Y tế và CDC Hà Nội; thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Các đơn vị tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Cùng với đó, ngành Y tế thường xuyên phối hợp với ngành Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng, thủy đậu... trong trường học. Đồng thời, phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vaccine trong trường học; rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine theo quy định.

Sở Y tế Hà Nội cũng tăng cường truyền thông về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân (đặc biệt là cúm, sởi) để người dân chủ động thực hiện; tuyên truyền người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.
Nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam rất cao
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.

Tin mới

Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
Hai sản phẩm mỹ phẩm do Công ty Cổ phần Hana HP Group phân phối chính thức bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. Bộ Y tế xác định các sản phẩm ghi nhãn công dụng không đúng với hồ sơ công bố, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.