Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 14/05/2022 14:30 (GMT+7)

Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo thành ủy phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng làm trưởng ban và 5 phó trưởng ban.

Ngày 13/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Đinh Tiến Dũng làm trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Hà Nội - Ảnh 1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Ảnh: HÀ VŨ.

Đây là địa phương đầu tiên cụ thể hóa chỉ đạo của Ban Chấp hành trung ương tại Hội nghị lần thứ 5 về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Ban chỉ đạo gồm 15 thành viên do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, làm Trưởng ban chỉ đạo. Ban Nội chính thành ủy là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.

Có 5 phó trưởng ban gồm: bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó bí thư thường trực Thành ủy; ông Nguyễn Quang Đức, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy (phó trưởng ban thường trực); ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức thành ủy; ông Hoàng Trọng Quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thành ủy; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban chỉ đạo thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.

Đồng thời thay thế và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo chương trình số 10-CTr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy Hà Nội về "nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025".

Trưởng ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo ban hành quy chế làm việc; quy định về công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác. Ban chỉ đạo được sử dụng con dấu riêng để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; kinh phí hoạt động do ngân sách thành phố cấp theo quy định./.

Cùng chuyên mục

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã
Ngày 20/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 3.360 km2, 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, giảm từ 526 phường xã xuống còn 126.
Một số thay đổi lớn trên VNeID mà người dân cần lưu ý
(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có một số thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới mà người dân cần lưu ý.
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025
Mới đây, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Tin mới

Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu bán sữa cho người bệnh
Bộ Y tế yêu cầu rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm). Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.
Một số thay đổi lớn trên VNeID mà người dân cần lưu ý
(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có một số thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới mà người dân cần lưu ý.