Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 27/02/2023 09:03 (GMT+7)

Hậu quả khôn lường khi cho thực phẩm vào túi ni lông rồi bỏ tủ lạnh

Phần lớn mọi người đều dùng túi ni lông đựng rau rồi cứ thế cho vào trong tủ lạnh. Nhưng làm điều này là bạn đang tự gây hại cho sức khỏe của mình.

Túi ni lông chứa một số thành phần gây hại cho tính mạng của con người

Chất tạo màu (Benzopyrene) gây ung thư

Những chiếc túi ni lông đầy màu sắc là những chiếc túi đã được tái sinh sử dùng, chất tạo màu khiến cho những chiếc túi ni lông trở nên đầy mày sắc ấy lại chứa một chất với tên gọi Benzopyrene.

Chất này là một chất gây ung thư rất cao, sau khi tiếp xúc với thực phẩm có thể lan sang thực phẩm. Polycyclic Aromatic Hydrocarbons PAHs có khả năng gây ung thư cao, tổ chức nghiên cứu về bệnh ung thư sớm đã đưa Benzopyrene vào nhóm dễ gây ung thư nhất. Chất này là một chất cực mạnh.

Chất hóa dẻo có thể gây 7 loại bệnh

Chất hóa dẻo có thể tách ra từ bề mặt túi ni lông, khi chúng ta để thực phẩm vào trong túi làm cho chất đó hấp thụ vào thực phẩm, điều này vô cùng có hại đối với sức khỏe của chúng ta. Trong cuộc sống đâu đâu cũng chất chứa mối nguy hiểm, khu bạn mua bánh bao, quẩy nóng vào buổi sáng, người bán hàng dùng túi ni lông không đạt tiêu chuẩn để đựng thì chất hóa dẻo này sẽ phân tán ra mạnh hơn nhờ nhiệt độ cao.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu của trường Đại Học Uppsala Thụy Điển phát hiện ra rằng trong túi ni lông thường có chứa một chất hóa học là Phthalate, sẽ phá hoại khả năng tạo Insulin, có thể tăng nguy cơ mắc hai loại bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

tm-img-alt

Thực hư bỏ rau vào túi ni lông để tủ lạnh gây ung thư

Hầu hết mọi người có thói quen cho trực tiếp túi nhựa đựng rau vào tủ lạnh khi đi mua rau về, điều này là sai lầm.

Túi nhựa có độ thoáng khí kém

Nếu độ ẩm trong túi nhựa quá cao và hàm lượng oxy quá thấp, trái cây và rau quả trong túi sẽ trải qua quá trình hô hấp yếm khí và tạo ra một lượng lớn rượu. Đồng thời, nó cũng sẽ khiến vi khuẩn phát triển, làm giảm đáng kể độ an toàn và giá trị dinh dưỡng của rau.

Chất độc hại trong túi ni lông sẽ ngấm vào thực phẩm

Bởi vì các chất độc hại như phân tử vinyl clorua nhỏ và chất hỗ trợ chế biến tiếp xúc với thực phẩm càng lâu thì chúng sẽ xâm nhập vào thực phẩm càng nhiều, vì vậy cần phải tách túi ni lông ra khỏi thực phẩm càng sớm càng tốt.

Đồ ăn nóng đựng trong túi ni lông có bị nhiễm độc không?

Hiện nay, túi ni lông được sử dụng trên thị trường được chia thành 2 loại: túi nhựa polyetylen và túi nhựa polyvinyl clorua. Thường là có những tiêu chuẩn rất khắt khe đối với chất liệu của chúng. Ví dụ nhiệt độ chịu dầu tối đa của polyetylen có thể lên tới 130- 140 độ, trong khi nhiệt độ thực phẩm về cơ bản là khoảng 60-80 độ.

Do đó, nó sẽ không làm cho túi nhựa polyetylen bị chảy và làm cho các thành phần của nó ngấm vào giữa thực phẩm, gây ra rủi ro. Nhưng túi ni lông đựng thực phẩm nói chung là nên không có màu và trong suốt, muốn sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm thì phải chọn loại không màu và trong suốt.

Cách bảo quản thực phẩm không dùng túi nilon

Thay vì túi ni lông, chúng ta có thể sử dụng màng bọc thực phẩm để đựng thực phẩm. Thực phẩm làm lạnh và đông lạnh trong tủ lạnh nên được bọc bằng màng bọc thực phẩm vì quy trình đặc biệt và nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất màng bọc thực phẩm giúp nó có khả năng thoáng khí và giữ tươi tốt, điều mà túi nhựa thông thường không có được.

Trước khi bảo quản trong tủ lạnh, phun một lượng nước thích hợp lên lá rau, sau đó cho vào màng bọc thực phẩm. Điều chỉnh lớp giữ tươi của tủ lạnh đến 0-8°C để bảo quản và thời gian bảo quản không quá 3 ngày.

Các loại rau có cuống như cà chua, cà tím, ớt có thể ngâm với một ít nước, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh hoặc cho vào túi nhựa trong suốt, bảo quản nơi thoáng gió.

Làm sao để nhận biết chất lượng túi ni lông

Sự nguy hại của túi ni lông là rất lớn, nếu cần sử dụng thì cũng phải chú ý chọn lựa túi ni lông có chất lượng. Khi phân biệt chất lượng túi ni lông cần chú ý 8 điểu dưới đây:

1. Nhìn bên ngoài xem có ký hiệu “ Dùng cho thực phẩm” hay không. Thông thường ký hiệu này sẽ được in ở mặt chính của túi, ở vị trí dễ thấy.

2. Bình thường phần lớn túi ni lông có màu đều được tái sử dụng từ nhựa dẻo phế liệu, không được dùng để đựng thực phẩm.

3. Nhìn xem túi ni lông có tạp chất không. Để túi ni lông dưới ánh mặt trời hoặc bóng đèn, xem có các chấm đen không, có bị các lỗ thủng không. Các túi ni lông có tạp chất chắc chắn được làm từ nguyên liệu nhựa dẻo phế liêu.

4. Ngửi túi ni lông xem có mùi lạ không, ngửi có cảm giác gây buồn nôn không. Túi ni lông đạt tiêu chuẩn phải không có mùi lạ, còn túi ni lông không đạt chuẩn do sử dụng thêm các chất khác nên sẽ có các mùi lạ.

5. Túi ni lông đạt tiêu chuẩn có độ bền nhất định,sẽ không bị xé cái là rách liền. Còn túi ni lông không đạt tiêu chuẩn có thêm các tạp chất độ bền rất kém và rất dễ bị rách.

6. Túi ni lông đạt tiêu chuẩn khi vò sẽ có âm thanh giòn,còn túi ni lông không đạt tiêu chuẩn sẽ có tiếng kêu không rõ.

7. Khi cho túi ni lông ấn xuống phía đáy, đợi một lát nếu nổi lên trên mặt nước tức đó là túi ni lông không có độc, nếu chìm xuống đáy là túi ni lông có chứa độc.

8. Dùng tay sờ bề mặt túi ni lông nếu thấy trơn mượt là không có chứa độc. Nếu màu sắc hỗn độn, dính, co lại thì đó là túi có chứa độc.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...