Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 02/07/2022 11:00 (GMT+7)

Hiếp dâm ở nước ngoài, trường hợp nào xử theo luật Việt Nam?

Hiếp dâm ở nước ngoài, trường hợp nào xử theo luật Việt Nam, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, PGĐ Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, để xác định hành vi hiếp dâm của công dân Việt Nam thực hiện ở nước ngoài có xử phạt theo pháp luật Việt Nam không thì phải xem xét quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước có hành vi phạm tội xảy ra. Cụ thể:

Khoản 1, Điều 6, Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ: "Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này".

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo quy định này, khi công dân Việt Nam phạm tội, trong đó có hành vi hiếp dâm người khác trên lãnh thổ của nước ngoài mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Do đó, bởi tội "Hiếp dâm" được quy định tại Điều 141, Bộ luật Hình sự, sửa đổi bởi khoản 23, Điều 1, Luật sửa đổi năm 2017 nên nếu công dân Việt Nam có hành vi phạm tội "Hiếp dâm" ở nước ngoài thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Mặc dù theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi hiếp dâm người khác ở nước ngoài có thể được xử phạt theo luật Việt Nam nhưng nếu nước sở tại không có quy định về việc này thì do hành vi phạm tội xảy ra ở nước ngoài nên trước hết, người phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Chỉ trong trường hợp giữa Việt Nam và nước sở tại có Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc sự hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự theo nguyên tắc có đi có lại, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau… (căn cứ Điều 492, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).

Từ những quy định trên, có thể thấy, trường hợp người Việt Nam phạm tội hiếp dâm ở nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu Việt Nam và nước sở tại có ký Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc có hợp tác quốc tế.

Trong trường hợp đó, nước sở tại có thể hỗ trợ dẫn độ công dân Việt Nam về Việt Nam để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án, quyết định hình sự của nước sở tại ở Việt Nam với người có hành vi phạm tội "Hiếp dâm".

Tội "Hiếp dâm" bị xử lý thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Theo quy định tại Điều 141, Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23, Điều 1, Luật sửa đổi năm 2017, tội "Hiếp dâm" sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo các khung hình phạt sau:

tm-img-alt
tm-img-alt

Cùng chuyên mục

Phương tiện chưa nộp phạt vi phạm có thể bị từ chối đăng kiểm
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 166/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới. Theo quy định mới, phương tiện chưa nộp phạt vi phạm có thể bị từ chối đăng kiểm.

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả mạo PayPal tiếp tục tái diễn
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được những tin nhắn yêu cầu chuyển tiền. Cẩn trọng với cả những tin nhắn, trang web có địa chỉ và tên miền hợp lệ, tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân, dữ liệu nhạy cảm hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền thông qua những đường dẫn được đính kèm trong tin nhắn.
Cảnh báo thủ đoạn mời chào đầu tư chứng khoán trên mạng dịp Tết để lừa đảo
Công an tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi tham gia đầu tư, giao dịch trên các sàn, website, ứng dụng đầu tư chứng khoán; tuyệt đối không tin tưởng vào các lời mời đầu tư với lợi nhuận cao hoặc tham gia vào các nhóm kín, cộng đồng trực tuyến khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức mời gọi. 
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.