Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 17/07/2020 03:21 (GMT+7)

Huế: Phát hiện một trường hợp nhiễm liên cầu lợn chưa rõ nguồn lây

Theo điều tra dịch tễ, nữ bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn hiện đang sống cùng con. Gia đình không nuôi lợn, các nhà xung quanh trong khu vực không nuôi lợn. Về tiền sử ăn uống, thỉnh thoảng có ăn thịt lợn nên nguồn lây không rõ.

Ngày 16/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện có một trường hợp bị nhiễm bệnh liên cầu lợn.

Theo đó, bệnh nhân là nữ 59 tuổi (trú xã Hương Phong, thị xã Hương Trà). Bệnh nhân có dấu hiệu khởi phát bệnh từ ngày 8/7 với các triệu chứng như sốt cao liên tục, rét run, nhức mỏi cơ thể, có tự mua thuốc tự điều trị nhưng không đỡ.

Đến ngày 10/7, bệnh nhân này nhức đầu nhiều hơn kèm nôn mửa nên được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế và được chẩn đoán Viêm não - màng não. Kết quả xét nghiệm cấy dịch não tủy ngày 14/7 cho thấy Streptococcus Suis II dương tính.

(Ảnh minh họa)

Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân làm nghề bán vé số, thường đi bán tại TP Huế từ chiều đến tối mới về nhà. Trong thời gian đi bán, việc ăn uống không rõ. Tuy nhiên, khoảng 4 đến 5 ngày trước khi khởi bệnh có ăn nem mua ở TP Huế.

Bệnh nhân này sống cùng con. Gia đình không nuôi lợn, các nhà xung quanh trong khu vực không nuôi lợn. Về tiền sử ăn uống, thỉnh thoảng có ăn thịt lợn nên nguồn lây không rõ. Qua điều tra trong 2 tuần qua, các cơ quan chức năng cũng ghi nhận trong khu vực không có tình trạng lợn mắc bệnh, xung quanh cũng không có người mắc bệnh tương tự. Trong khu vực cũng không có dịch lợn tai xanh.

Hiện những người tiếp xúc và những người xung quanh nhà bệnh nhân sức khỏe ổn định và được cơ quan y tế theo dõi sức khỏe hằng ngày.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới