Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 23/10/2023 17:19 (GMT+7)

Kêu gọi người dân Nhật Bản cảnh giác trước nguy cơ bị gấu tấn công

Nhật Bản đang chứng kiến số người bị gấu tấn công cao bất thường khi loài động vật hoang dã này tìm kiếm thức ăn trước khi ngủ đông.

Theo dữ liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, tổng cộng có 109 người bị thương, trong đó có 2 người tử vong, do bị gấu tấn công. Hầu hết vụ việc tập trung ở khu vực phía bắc đảo chính Honshu của Nhật Bản. Con số này là cao nhất trong cùng kỳ kể từ năm 2007 khi chính phủ bắt đầu việc thống kê hằng tháng.

Theo dữ liệu sơ bộ công bố vào đầu tháng 10, 15 quận đã có nạn nhân trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ tháng 4, với khoảng 70% trường hợp ở phía Đông Bắc Nhật Bản.

Theo đó, tỉnh Akita có nhiều nạn nhân nhất, với 28 người, tiếp theo là Iwate và Fukushima với lần lượt 27 và 13 người. Một người đã thiệt mạng vào tháng 8 ở Iwate, ca tử vong đầu tiên do gấu hoang dã gây ra ở tỉnh này kể từ năm 2009. Một trường hợp tử vong khác xảy ra ở hòn đảo chính cực Bắc Hokkaido, nơi có nhiều gấu nâu lang thang.

tm-img-alt
Những con gấu nâu được phát hiện trên một con đường ở Shari, Hokkaido, Nhật Bản. Nguồn: NHK World-Japan.

Bộ phận bảo tồn thiên nhiên của chính quyền tỉnh Iwate cho biết, khoảng 20% nạn nhân đã thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại gấu. Cơ quan này cho biết, các cuộc chạm trán với loại động vật hoang dã có thể xảy ra “ở bất cứ đâu” và kêu gọi mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và cảnh giác.

Trong năm 2020, đã có tổng cộng 158 người bị thương do bị gấu tấn công, bao gồm gấu đen châu Á và gấu nâu Ussuri, mức cao nhất tính tới thời điểm hiện tại.

Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân dẫn đến số vụ bị gấu tấn công cao bất thường trong năm nay có thể là vì số lượng gấu con tăng lên do chế độ ăn của chúng gồm hạt sồi và quả sồi rất dồi dào vào năm ngoái. Trong khi đó, năm nay lại có mùa hạt kém, buộc những con gấu phải mạo hiểm đến những khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả những nơi gần môi trường sống của con người, để tìm kiếm thức ăn trước khi bước vào kỳ ngủ đông.

Cơ quan bảo tồn thiên nhiên của chính quyền tỉnh Iwate cảnh báo các cuộc chạm trán với gấu có thể xảy ra “ở mọi nơi", đồng thời kêu gọi người dân cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp.

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.

Tin mới