Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 01/11/2022 20:11 (GMT+7)

Khởi tố vụ án lừa đảo, xem xét tội loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai

Trước đó, ngày 12/9/2022, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã ra quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ngày 1/11, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với "thầy ông nội" Lê Tùng Vân và các đồng phạm ở Tịnh thất Bồng Lai (ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).

"Riêng tin báo về tội phạm loạn luân, hiện Cơ quan ANĐT đang chờ văn bản trả lời của cơ quan chuyên môn để làm căn cứ xem xét, giải quyết", Công an tỉnh Long An thông tin trên VTC News.

Theo Công an tỉnh Long An, ngày 12/9/2022, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã ra quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Để có căn cứ giải quyết tố cáo ông Lê Tùng Vân và những cá nhân sinh sống tại hộ Cao Thị Cúc có hành vi giả sư, giả trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các mạnh thường quân.

Khởi tố vụ án lừa đảo, xem xét tội loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai Ảnh 1
Bị cáo Lê Tùng Vân.

Ngày 24/9, Cơ quan ANĐT đã ra quyết định trưng cầu giám định ADN, phối hợp với các cơ quan chức năng thu mẫu tóc, niêm mạc miệng của 27 người (17 mẫu người lớn, 10 mẫu trẻ em) theo quy định của pháp luật, có sự chứng kiến của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương. Các mẫu được gửi đến Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM để giám định.

Ngày 7/10, Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM đã có Kết luận giám định số 5342/KL-KTHS.

Đến 13/10, Cơ quan ANĐT đã tổ chức công bố kết luận giám định ADN trên đối với ông Lê Tùng Vân và những người sinh sống tại địa chỉ số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Tuy nhiên, quá trình công bố kết luận giám định ADN, những người sinh sống tại đây có thái độ không hợp tác. Cơ quan ANĐT đã lập biên bản, có chứng kiến của ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương.

Theo PLO, cùng ngày 13/10, Cơ quan An ninh điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Riêng tin báo về tội phạm loạn luân, Cơ quan An ninh điều tra đang chờ văn bản trả lời của cơ quan chuyên môn để làm căn cứ xem xét, giải quyết.

Theo Cơ quan An ninh điều tra, kết quả giám định AND có liên quan đến quyền con người, quyền nhân thân của những cá nhân bị trưng cầu giám định nên kết quả này đã không được công bố công khai.

Trước đó, ngày 21/7, TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm đã tuyên sáu bị cáo phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trong đó, bị cáo Lê Tùng Vân có vai trò chủ mưu, bị phạt 5 năm tù, Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng 4 năm tù, Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù.

Sau phiên sơ thẩm vào ngày 21/7/2022, các bị cáo đều thực hiện thủ tục kháng cáo. Nội dung kháng cáo chủ yếu không đồng ý với tất cả những điều phiên sơ thẩm đã tuyên.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn mời chào đầu tư chứng khoán trên mạng dịp Tết để lừa đảo
Công an tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi tham gia đầu tư, giao dịch trên các sàn, website, ứng dụng đầu tư chứng khoán; tuyệt đối không tin tưởng vào các lời mời đầu tư với lợi nhuận cao hoặc tham gia vào các nhóm kín, cộng đồng trực tuyến khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức mời gọi. 
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.