Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 22/02/2024 11:23 (GMT+7)

Kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị xử lý hình sự

Rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên thời gian qua, ở nhiều địa phương vẫn xảy ra những vụ ngộ độc cá nhân, tập thể do ngộ độc methanol từ các loại rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc. Vậy, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này, việc các cơ sở kinh doanh mặt hàng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả sẽ bị xử lý thế nào?

Kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị xử lý hình sự
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm như thế nào là rượu giả. Tuy nhiên, dưới góc độ của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã có những quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Cụ thể, theo quy định khoản 1, Điều 213, Luật SHTT 2005 được sửa đổi bởi khoản 79, Điều 1, Luật SHTT sửa đổi 2022 nêu rõ, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu.

Đồng thời, tại điểm a, điểm b, điểm đ ,điểm e, khoản 7, Điều 3, Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định, hàng giả là hàng hóa có những điểm như: Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không còn đúng với tự nhiên; giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký; Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả; Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức,...

Từ những quy định trên, có thể hiểu rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc là loại rượu được làm giả, làm nhái không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, công dụng, tem, nhãn, bao bì và phá vỡ đặc tính lý hóa của rượu.

Từ đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi sản xuất, kinh doanh rượu giả là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật về kinh doanh thương mại. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất vi phạm mà người có hành vi bán rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, khoản 4, Điều 4, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức. Đối với các cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 70 triệu đồng, phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật. Đối với hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.

Người có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật vi phạm; tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài bị xử phạt hành chính, khi xem xét về mức độ, tính chất, hành vi, hậu quả của việc bán rượu giả, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm" được quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ 500 triệu đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ 500 triệu đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

4.[138] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính 1 tỉ 500 triệu đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1 tỉ 500 triệu đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỉ đồng đến 3 tỉ đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3 tỉ đồng đến 6 tỉ đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6 tỉ đồng đến 9 tỉ đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9 tỉ đồng đến 18 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cùng chuyên mục

Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tin mới