Kinh nghiệm hòa giải quyền nuôi con các cặp vợ chồng ly hôn nên biết
Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những tranh chấp phổ biến đối với các cặp vợ chồng ly hôn hiện nay. Cần là gì để được giành quyền nuôi con, hòa giải quyền nuôi con như thế nào sẽ được liệt kê trong nội dung chia sẻ dưới đây.
Điều kiện để giành được quyền nuôi con khi ly hôn
Theo pháp luật quy định, sau khi ly hôn cha mẹ sẽ có quyền và nghĩa vụ quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con chưa đến tuổi vị thành niên, người thành niên mất hành vi năng lực dân sự, người không có khả năng làm việc, không thể tự nuôi sống mình.
Đôi vợ chồng có thể hòa giải nuôi con (child custody mediation) sau khi ly hôn. Nếu không thể thỏa thuận được, không tìm ra tiếng nói chung thì tòa án sẽ quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi dưỡng vì lợi ích cao nhất của con về mọi mặt. Nếu bé trên 7 tuổi sẽ được quyền tự do lựa chọn ở với cha hoặc mẹ.
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chỉ trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc cha mẹ có những thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích phát triển của bé trong tương lai.
Kinh nghiệm giành quyền nuôi con khi ly hôn
Một vài kinh nghiệm được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn như:
- Con dưới 36 tháng tuổi cần có sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. Do vậy, pháp luật có quy định con dưới 36 tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng. Chỉ trừ các trường hợp mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì cha và mẹ có thể thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của bé. Để giành quyền nuôi con, người cha cần chứng minh được bản thân có đủ điều kiện chăm sóc con hơn mẹ hoặc mẹ đang trong thời hạn thi hành án phạt tù có giam giữ, lối sống đồi trụy hoặc bị nghiện ngập,...
- Khi giải quyết các thủ tục ly hôn, đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi- 7 tuổi, cha mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh xem ai là người có đủ điều kiện cả về mặt vật chất, tinh thần để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho bé như: tiền bạc, ai có nhiều thời gian ở bên con, điều kiện vui chơi giải trí, giáo dục bé, chăm sóc, ở bên cạnh bé,.... Bên nào đưa ra được các chứng cứ thuyết phục, sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.
- Đối với trường hợp con từ 7 tuổi trở lên nên xem xét nguyện vọng của con như thế nào. Tuy nhiên, ý kiến của bé 7 tuổi chỉ mang tính chất tham khảo để toà án đưa ra quyết định cuối cùng về việc giao con cho ai chăm sóc, nuôi dưỡng. Cơ sở của việc giao con cho một bên cha hoặc mẹ chăm sóc cần căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của bé trên cơ sở xét xem điều kiện kinh tế thực tế của cha và mẹ ai tốt hơn.
Kinh nghiệm tranh chấp nuôi con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú được hiểu là con sinh ra khi bố và mẹ chưa đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, con cũng được hưởng quyền lợi y như những đứa trẻ bình thường khác. Do đó, việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con ngoài giá thú cũng là một trong những dạng tranh chấp phát sinh trong dân sự. Trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú cần:
- Chứng minh các điều kiện trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dạy, nuôi dưỡng con của mình tốt hơn hẳn so với đối phương.
- Việc yêu cầu nuôi dưỡng con ngoài giá thú được thực hiện thủ tục tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người con đang sinh sống.
Trên đây là những kinh nghiệm hòa giải quyền nuôi con khi ly hôn mà bài viết muốn chia sẻ đến vợ, chồng đang tranh chấp quyền nuôi con. Nếu quý khách hàng không tự tin và yên tâm khi làm việc với tòa án, hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, có thể liên hệ trực tiếp với Family Lawyers để được tư vấn chi tiết về các vật đề liên quan đến pháp luật Việt Nam.