Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/10/2023 08:19 (GMT+7)

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi?

Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí.

Nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Để giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi cần chú ý đến thói quen sau:

Không hút thuốc lá, tránh hút thuốc thụ động

Thuốc lá (bao gồm thuốc lá, xì gà, thuốc tẩu, lá thuốc dùng để hút, …) là nguyên nhân hàng đầu cho ung thư phổi và các bệnh liên quan tới phổi. Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư phổi là nói không với thuốc lá. Người hút thuốc có thể giảm nguy cơ của không chỉ ung thư phổi mà còn nhiều các bệnh về phổi khác.

Vì vậy, không hút thuốc cũng giảm nguy cơ ung thư cho những người xung quanh. Bởi nếu người hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư phổi.

Những người hít phải khói thuốc lá cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tương tự như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Nếu sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy khuyên họ bỏ thuốc lá. Hoặc ít nhất, hãy yêu cầu họ hút thuốc bên ngoài hoặc chủ động tránh xa. Bên cạnh đó, hãy hạn chế đến các khu vực nơi mọi người hút thuốc.

tm-img-alt

2. Tuân thủ quy định bảo hộ lao động khi làm việc để phòng tránh bệnh tật trong đó có ung thư phổi

Nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm cần phải tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn khỏi các chất gây ung thư như amiăng, asen, niken, và chromium, có thể giảm nguy cơ hình thành ung thư phổi.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các chất sau đây làm tăng nguy cơ ung thư phổi: amiăng; asen; Crom; Niken; Bồ hóng…Những chất này có thể gây ung thư phổi với những người tiếp xúc với chúng tại nơi làm việc.

Khi mức độ tiếp xúc với các chất này tăng lên, nguy cơ ung thư phổi cũng tăng theo. Nguy cơ ung thư phổi thậm chí còn cao hơn ở những người hút thuốc. Những làm việc trong các môi trường đó cần có các biện pháp bảo hộ hợp lý và vệ sinh bản thân thật cẩn thận, thường xuyên. Với những người sống gần các khu vực đó cũng cần phải vệ sinh kỹ càng, chọn lựa thực phẩm và rửa sạch chúng kỹ lưỡng hơn.

Ngoài ra, việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, khói bụi cũng hạn chế các tác động có hại lên phổi và giảm nguy cơ gây ung thư.

3. Chú ý đến môi trường sống

Các nghiên cứu cho thấy những người sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chỉ ra rằng, trong năm 2010, có 3,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí, trong đó có 223.000 người mắc ung thư phổi. Do đó bạn cần có những biện pháp để loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm lên bản thân như sau: Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường.

Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan chức năng chứng nhận. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn; Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong; Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá; Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành giảm nguy cơ ung thư phổi.

4. Cần ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả

Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa hoặc giảm thiểu các nguy cơ của ung thư tái phát, ung thư thứ phát hoặc các loại bệnh mạn tính khác vẫn còn trong giai đoạn đầu.

Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây hoặc rau quả có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn so với những người ăn lượng thấp. Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau quả sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Kết quả từ những nghiên cứu dân số gần đây chỉ rằng việc duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia hoạt động thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư.

5. Cần chăm chỉ luyện tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường khả năng chống trả tự nhiên của cơ thể đối với những yếu tố độc hại. Nhưng nghiên cứu mới hơn đã chỉ ra rằng tập thể dục không chỉ an toàn và khả thi trong quá trình điều trị ung thư, mà còn có thể cải thiện mức độ hoạt động về thể chất và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn chưa tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần dần về sau.

Để phòng tránh cũng như phát hiện sớm ung thư phổi, bên cạnh chú ý các thói quen trên cần khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư phổi giúp kéo dài thời gian sống và giảm chi phí cho gia đình và xã hội.

Cùng chuyên mục

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9, sau tiếp nhận thông tin 3 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên mắc bệnh, phải chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên thực hiện điều tra, giám sát các trường hợp cụ thể.
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Phú Thọ: 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam ổn định sức khỏe, được ra viện
Sau 2 ngày được điều trị kịp thời theo quy trình và đúng phác đồ của Bộ Y tế, chiều ngày 30/8/2024, 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Lô CN 5, Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Tin mới