Làng văn hóa Lô Lô Chải - Điểm đến không thể bỏ qua vùng địa đầu cực Bắc
Nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú – nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, làng văn hóa Lô Lô Chải là nơi thu hút bất kì du khách nào khi đặt chân đến Hà Giang, bởi cảnh đẹp, nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây như hiện ra từ trong truyện cổ tích.
Làng văn hóa Lô Lô Chải nằm ngay dưới chân núi Rồng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), chỉ cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1km. Đây là nơi sinh sống của người Mông và Lô Lô từ xa xưa và đến nay đã trở thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng nổi bật của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Điểm nhấn của du lịch làng Lô Lô Chải là khám phá sắc màu văn hóa đặc trưng. Với đặc điểm 90% dân cư là đồng bào Lô Lô, nơi đây vẫn còn lưu giữ được vẹn nguyên những nét riêng, không lẫn vào đâu được của dân tộc này. Lô Lô Chải gần như vẫn lưu giữ được vẹn nguyên những nét văn hóa từ xa xưa, từ đời sống vật chất, tinh thần của người Lô Lô ở Cao nguyên đá; kiến trúc nhà trình tường mái lợp ngói máng; các nghề thuyền thống như thêu, làm mộc... tới các lễ hội truyền thống như: lễ cúng thần rừng, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới và đặc biệt là các điệu múa dân gian. Tại đây vẫn còn lưu giữ được rất nhiều ngôi nhà trình tường cổ. Những ngôi nhà trình tường của đồng bào Lô Lô có các vách đất màu nâu nằm thấp thoáng phía sau hàng rào đá không chỉ mang lại nét đẹp ở vùng cao nguyên mà còn thể hiện kỹ thuật làm nhà đơn giản nhưng không kém phần chắc chắn của người vùng cao. Vào những ngày đầu tháng 3, hoa đào nở khoe sắc khắp những con đường nhỏ trong bản. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với Lô Lô Chải. Ở bất cứ vị trí nào tại Lô Lô Chải, bạn cũng có thể ngắm nhìn cột cờ Lũng Cú ở trên đỉnh núi Long Sơn. Những năm gần đây để phát triển mạnh du lịch, một số nhà trong bản đã mở rộng mô hình homestay để phục vụ khách du lịch. Là một trong những hộ tiên phong làm du lịch cộng đồng, anh Vàng Gỉ Toáng đã chuyển công năng ngôi nhà đang ở để đón du khách đến nghỉ. Toàn bộ sàn trên của ngôi nhà anh trải chăn, nệm được 22 chỗ ngủ cho du khách. Gian phòng ở khá rộng nên nếu đi đoàn đông, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa cộng đồng gần gũi, mộc mạc, chân phương như chính người Lô Lô vậy. "Những năm gần đây, khách du lịch rất thích ở lại bản trải nghiệm văn hóa của người Lô Lô ở Lũng Cú. Nên gia đình tôi cũng đã sửa sang lại một số phòng để đón khách. Ngoài các tiện ích tối các nhân cho du khách còn lại gia đình tôi vẫn giữ nguyên nếp nhà trình tường ở Bản" - chị Sình Thị Xuyến chủ một homestay trong bản Lô Lô Chải chia sẻ. Điều khiến du khách rất ấn tượng là sinh hoạt của người Lô Lô nằm ở những căn nhà trình tường được đắp bằng đất cùng mái ngói âm dương đã nhuốm màu thời gian. Đây được xem là nét văn hóa độc đáo còn tồn tại và phát triển đến bây giờ của một số dân tộc thiểu số vùng cao miền Bắc. Ngay giữa bản làng có một quán cà phê khá nổi tiếng mà những du khách đến Hà Giang thường ghé lại thưởng thức và cảm nhận văn hóa vùng cao tên là "Cà phê Cực Bắc". Đây cũng là điểm “sống ảo” cực chất mà bất kỳ vị khách nào cũng muốn lưu lại khi ghé qua. Ngoài ra, du khách đến làng văn hóa Lô Lô Chải còn có thể khoác thử những bộ váy truyền thống thổ cẩm cầu kỳ, sặc sỡ, được may từ chính bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Lô Lô. Đồng bào Lô Lô sống ở miền đất này từ lâu đời. Họ canh tác và tự cung tự cấp những sản phẩm, nhu yếu phẩm truyền thống. Vì thế, đến Lô Lô Chải, du khách sẽ được ngồi bên bếp lửa, được nghe kể về những phong tục, tập quán xa xưa của đồng bào, được chiêm ngưỡng những điệu múa dân gian. Đặc biệt, du khách sẽ trải nghiệm trang phục đặc sắc của người Lô Lô cũng như được thưởng thức những món ẩm thực đậm đà dư vị như thắng cố, rượu ngô, xôi nếp nương, măng nướng, gà nướng, lợn bản, bánh tam giác mạch... Dừng chân ở Lô Lô Chải, bạn như tìm được chốn bình yên sau một hành trình khám phá đầy khó khăn. Hẳn khi đặt chân đến đây, du khách không thất vọng vì đã vượt một chặng đường rất dài và rất xa, đây lại là điểm cuối. Lô Lô Chải đẹp nhờ vẻ tự nhiên vốn có chứ không phải sự trang hoàng. Vẻ đẹp ấy rạng ngời thêm trong sắc màu thổ cẩm do chính bàn tay của người phụ nữ Lô Lô thêu dệt. Bà con cũng thật đôn hậu và mến khách. Chính vì thế, vào năm 2018, Lô Lô Chải là thôn thứ hai của huyện Đồng Văn được công nhận là làng văn hóa du lịch cộng đồng. Theo đại diện phòng văn hóa huyện Đồng Văn, trung bình mỗi tháng, ngôi làng nhỏ đón khoảng 1.000 du khách đến lưu trú và tham quan. Đặc biệt, vào dịp từ cuối tháng 2 đến tháng 3 trùng với mùa hoa đào, hoa mơ, hoa mận các homestay luôn ở “cháy phòng”. Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn và tiềm năng phát du lịch của Lô Lô Chải.
TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) thống nhất ngừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ngựa để chở khách tham quan, du lịch xung quanh hồ Xuân Hương từ ngày 25/2.
Dốc Sương Nguyệt Ánh (Phường 9, Đà Lạt) gần đây trở thành một điểm check-in cực hot nhờ vào trào lưu quay video theo phong cách "trend Đại Lý" trên mạng xã hội.
Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo.
Mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội dự kiến tổ chức chương trình đặc biệt Tết Việt-Tết phố vào ngày 19/1/2025, với nhiều hoạt động đậm nét văn hoá truyền thống.
Mỗi dịp Tết đến, du lịch luôn là một phần không thể thiếu trong kế hoạch của nhiều gia đình. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn là 2 trong số những điểm đến hấp dẫn hàng đầu với khách Việt Nam.
Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh có khung hình phạt tử hình ở luật hiện hành, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Trong tháng 4 và đầu tháng 5/2025, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ có liên tiếp 02 kỳ nghỉ lễ gồm Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và Ngày Chiến thắng (30/4), Ngày quốc tế lao động (01/5).
Công an TP. Hà Nội vừa có thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị nghiệp vụ (phạt nguội) trên địa bàn thành phố.
Với mức thuế đối ứng 46%, những ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.
Trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới đang liên tục lập kỷ lục mới, câu hỏi đặt ra là liệu nguồn cung từ các mỏ này có thể giúp hạ nhiệt thị trường vàng hay không?
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công; quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững... là những chính sách về kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2025.