Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/01/2020 03:48 (GMT+7)

Lãnh đạo Công ty CP TĐ Vật liệu điện và cơ khí buông lỏng quản lý gây tổn thất lớn

Tòa soạn nhận được đơn phản ánh của nhiều cổ đông sáng lập và cổ đông hiện hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn vật liệu điện và cơ khí (gọi tắt là Công ty EMJ) “tố” ông Nguyễn Tiến Dũng, CT HĐQT trị kiêm Tổng giám đốc để xảy ra nhiều sai phạm.

Chúng tôi xin trích dẫn lại các nội dung chính trong đơn kiến nghị (kèm chữ ký) gửi nhiều cơ quan chức năng của nhóm cổ đông Công ty EMJ.

Đầu tư ngoài ngành dẫn đến thua lỗ nặng

Cụ thể theo đơn phản ánh của nhóm cổ đông gửi đến tòa soạn, Công ty EMJ tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1971 và tiến hành cổ phần hóa năm 2005. Tuy nhiên trước đó vào các năm 2003; 2004 lãnh đạo công ty không thông qua đại hội công nhân viên chức, tự quyết định vay vốn ngắn hạn của ngân hàng với lãi xuất cao để đầu tư ngoài ngành không thuộc mặt hàng sở trường dẫn đến thua lỗ hàng chục tỷ đồng.

Ban lãnh đạo công ty EMJ trên thực tế đã không tiến hành đại hội cổ đông (ĐHCĐ) trong hơn 9 năm (giai đoạn 2009 -2018). Đến năm 2019 thì “bất ngờ” tổ chức ĐHCĐ, trong đó ra thông báo số công nợ phải trả theo số liệu báo cáo tài chính ngày 31/12/2018 là hơn 16 tỷ đồng.

Tại ĐHCĐ bất thường, nhiều cổ đông bức xúc đặt ra hàng loạt nghi vấn như: Dòng tiền của họ đã đi đâu về đâu, tiền chuyển giao, thanh lý các khu đất, nhà xưởng, kho bãi là bao nhiêu? Dùng vào việc gì? công nợ cụ thể là nợ ai, bao nhiêu thì không được đề cập cụ thể.

Các thành viên công ty đòi quyền lợi.

Dấu hiệu sai phạm tại khu đất số 2 Ái Mộ, dốc cầu Long Biên

Vẫn theo đơn phản ánh của nhiều cổ đông, Công ty EMJ được giao quyền quản lý và sử dụng khu đất 16.000m2 tại số 2 dốc cầu Long Biên từ năm 1971 (giao đất có thu tiền sử dụng đất). Trên nền đất này được đầu tư xây dựng 7000m2 nhà kết cấu khung thép dùng làm kho vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Sau khi ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT lên phương án sử dụng khu đất kho số 2 Ái Mộ hiệu quả đem lại lợi ích cho công ty và cổ đông thì lãnh đạo công ty gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và Phó Chủ tịch Cao Văn Thân đã có dấu hiệu buông lỏng quản lý, tiến hành thanh lý toàn bộ tài sản nhà kho, trang thiết bị tại đây để thu lợi nhưng không hề thông qua ĐHCĐ, tự ý triển khai thực hiện, thu lợi cá nhân, không đưa vào hoạch toán, không báo cáo tài chính kinh doanh.

Xưởng gia công cơ khí uy tín:https://cokhialphatech.vn/

Dấu hiệu sai phạm tại khu đất 92 A Đức Giang, Long Biên

Trong đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, nhiều cổ đông phản ánh, công ty EMJ được giao quyền quản lý và sử dụng 14.000 m2 tại số 92 Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội từ năm 1971 (giao đất có thu tiền sử dụng đất). Sau khi đầu tư nhà xưởng để làm nhà máy sản xuất dây và cáp điện ELMACO, tạo ra thu nhập cho hàng trăm cán bộ công nhân viên.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được triệu tập bất thường của công ty.

Đến năm 2017 khi nhà máy đang hoạt động tốt thì Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và Phó Chủ tịch Cao Văn Thân đã lợi dụng quyền hạn, “ép” nhà máy ngừng hoạt động, chuyển toàn bộ máy móc thiết bị của dây chuyển sản xuất dây và cáp điện. Tự ý không thông qua ĐHCĐ mà giao toàn bộ mặt bằng khu 92A Đức Giang và toàn bộ nhà xưởng cho đơn vị khác, đẩy hơn 100 công nhân, cán bộ nhà máy rơi vào cảnh thất nghiệp.

Dấu hiệu sai phạm tại khu đất số 240-242 Tôn Đức Thắng

Từ năm 1984 Công ty EMJ được quyền thuê đất của nhà nước, cụ thể là thuê của Xí nghiệp quản lý nhà quận Đống Đa, TP Hà Nội, diện tích thuê là 2006m2. Trên đất này doan nghiệp này đã tự đầu tư xây dựng các khu nhà làm việc, văn phòng giao dịch và hàng nghìn m2 làm cửa hàng kinh doanh: Một khối nhà 05 tầng+ khối nhà 02 tầng.

Thế nhưng sau khi cổ phần hóa, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và Phó tổng giám đốc Cao Văn Thân đã lợi dụng quyền hạn, đứng ra ký liên doanh với Công ty hóa dầu quân đội MIPEC, ngầm chuyển đổi toàn bộ khu đất trên để lập dự án xin cấp giấy phép xây dựng Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp.

Phía Công ty hóa dầu quân đội MIPEC đã thanh toán cho Công ty EMJ số tiền 18 tỷ đồng. Trong khi dự án chưa triển khai thực hiện, còn các cửa hàng của Công ty với nhiều mặt hàng thiết bị vật tư vẫn đang kinh doanh tốt tại đây thì bất ngờ đến 2015, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và Phó tổng giám đốc Cao Văn Thân buộc toàn bộ các cửa hàng với nhiều ngành hàng của công ty ra thuê ngoài, dành toàn bộ mặt bằng cho người khác đến thuê, dẫn đến xóa sổ nhiều ngành hàng của Công ty, người lao động bị thất nghiệp.

Hiện tại để duy trì và đảm bảo quyền lợi của mình trên khu đất này, ông Đào Ngọc Thạch, Tổng giám đốc Công ty hóa dầu quân đội MIPEC đã cho con gái ruột là bà Đào Ngọc Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Pico đứng ra quản lý kinh doanh siêu thị. Toàn bộ tài sản đầu tư của Công ty EMJ cũng được thanh lý, chuyển đổi mà không hề hạch toán vào doanh nghiệp, không được thông qua báo cáo tài chính, cũng như ý kiến của HĐCĐ một cách đầy bất thường.

Dấu hiệu lạm dụng quyền hạn trong việc sử dụng nguồn vốn

Sau khi Công ty EMJ cổ phần hóa năm 2005, ông Nguyễn Tiến Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, yêu cầu cắt chuyển tiền của Công ty, đầu tư thu mua cổ phiếu đứng tên con gái là Nguyễn Như Trang và cháu Nguyễn Đăng Quang (con em gái ông Dũng). Cụ thể ngày 2/11/2011, ông Dũng đã chỉ đạo hai lệnh chuyển tiền 2.152.524.000 đồng và 3.743.162.000 đồng cho Công ty SCIC để mua cổ phần từ phần vốn góp của Nhà nước. Số cổ phần này lần lượt đứng tên Nguyễn Như Trang và Nguyễn Đăng Quang. Đáng nói đến thời điểm hiện tại, số tiền trên vẫn treo tạm ứng tại công ty.

Trây ì việc trả nợ vay hợp pháp đã quá hạn nhiều năm cho nhóm cổ đông

Năm 2012 Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Tiến Dũng đã triển khai huy động nguồn vốn lớn bằng hình thức vay ngắn hạn có lãi của cán bộ nhân viên trong công ty để kinh doanh với nhiều hứa hẹn trả lãi vay hàng tháng và trả vốn gốc khi đến hạn. Thực tế hơn 5 năm qua, ông Dũng không những không trả lãi theo hứa hẹn mà tiền gốc của những cổ đông cho công ty cũng chưa biết bao giờ mới được hoàn trả. Việc chây ỳ trả nợ của lãnh đạo Công ty EMJ đã đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, có người không giữ nổi mạng sống vì nợ nần.

Công ty EMJ nợ thuế khủng, chuyển địa điểm đăng ký kinh doanh

Theo tìm hiểu của PV, trong danh danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, do Cục Thuế TP Hà Nội công bố, Công ty EMJ là đơn vị dẫn đầu về nợ thuế, phí và tiền thuê đất lên tới 6,29 tỷ đồng, tính tới thời điểm ngày 30/11/2017. Số tiền nợ thuế của doanh nghiệp này đã tăng lên hơn 9, 5 tỷ đồng (tiền thuê đất) và hơn 2,6 tỷ đồng (tiền phạt và chậm nộp) ở thời điểm 10//1/2019.

Để rộng đường dư luận về các nội dung phản ánh của nhóm cổ đông, PV đã trực tiếp liên hệ đặt lịch làm việc với lãnh đạo Công ty EMJ, nhưng khi có mặt tại trụ sở đăng ký kinh doanh số 240-242 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội thì toàn bộ mặt bằng là địa điểm của siêu thị điện máy. Nhân viên bảo vệ cho biết, Công ty EMJ đã chuyển đi nơi khác, không còn làm việc ở đây!?. PV sau đó nhiều lần liên hệ theo số điện thoại đăng ký kinh doanh của Công ty EMJ xong đều không thể liên lạc được.

Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhóm cổ đông Công ty EMJ, làm rõ những dấu hiệu vi phạm trong đơn kiến nghị do nhóm cổ đông chỉ ra, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tòa soạn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

14 năm MCC.GROUP kiến tạo giá trị cho ngành dịch vụ
Câu chuyện về MCC.GROUP Việt Nam bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, nơi lời khuyên của một vị lãnh đạo quốc tế đã thắp lên ngọn lửa đam mê trong một doanh nhân trẻ tuổi. Hơn một thập kỷ qua, MCC.GROUP, dưới sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc Mai Quốc Việt, đã trở thành minh chứng cho sự tận tâm, sáng tạo và quyết tâm không ngừng nghỉ trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp.
BOMBIT EHL BIO Việt Nam: “Lừa đảo” mỹ phẩm tế bào gốc để trục lợi?
Những sản phẩm Bombit của viện nghiên cứu Tế bào gốc Y học tái tạo EHL BIO Hàn Quốc đang được công ty Cindel Tox nhập khẩu dưới dạng trang thiết bị y tế loại A. Đáng nói, trong thành phần khai báo với Bộ Y tế Việt Nam không có tế bào gốc nhưng khi bán ra thị trường, sản phẩm đuợc giới thiệu chứa dịch chiết tế bào gốc mô mỡ người.

Tin mới

“Mang tinh hoa Việt ra toàn cầu”, Nệm Thuần Việt sẵn sàng chinh phục Amazon
Nệm Thuần Việt, với tầm nhìn vươn ra quốc tế, đã chọn Amazon làm bệ phóng để chinh phục thị trường toàn cầu. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 2018, thương hiệu đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế tại Việt Nam. Với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, Nệm Thuần Việt quyết tâm đưa sản phẩm nệm cao su thiên nhiên đến với người tiêu dùng toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp nệm hàng đầu.
Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.