Người dân cần nâng cao cảnh giác, phải xác thực lại thông tin để việc hỗ trợ được đến đúng địa chỉ, tốt nhất là thông qua các tổ chức do chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc xác định rõ ràng.
Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân thận trọng, cảnh giác khi viết bài, chia sẻ các thông tin chưa được xác thực, tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên địa bàn. Các trường hợp chia sẻ thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thời gian gần đây, một số đối tượng sử dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin không chính xác, có chủ ý kích động gây tâm lý hoang mang cho người lao động đang tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Đà Nẵng vừa có khuyến cáo các khách sạn tăng cường cảnh giác, kiểm tra kỹ các thông tin về khách hàng, không giao dịch khi chưa xác thực rõ ràng... để tránh bị lừa đảo.
Cơ quan Công an cho biết, đây là thủ đoạn lừa đảo mới, các đối tượng sử dụng hành vi lừa đảo này thường tìm hiểu và dễ dàng xác định những cá nhân đang bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Sau đó, các đối tượng xây dựng một nhân vật ảo, thiết lập liên lạc với bị hại dưới “mác” của một cá nhân, tổ chức hoặc nhân viên đáng tin cậy, đặc biệt là cơ quan an ninh mạng của Bộ Công an.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có khuyến cáo người dân thận trọng khi quét mã QR code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email.
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Sau khi tạo được niềm tin, đối tượng lừa đảo gửi một đường dẫn tới web ảo, khẳng định với nạn nhân đây là trang web đầu tư nhanh, lợi nhuận cao và yêu cầu cần làm theo hướng dẫn (gồm chọn số giao dịch/số tiền giao dịch) do đối tượng gửi thì nạn nhân sẽ được hưởng lợi nhuận cao.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm gửi hồ sơ tuyển dụng cho các công ty, doanh nghiệp, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về việc tuyển dụng trên website chính thức của công ty hoặc số đường dây nóng.
Theo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là gọi điện cho các nạn nhân và xưng cán bộ Công an địa phương nơi thường trú của bị hại để hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã có công văn gửi các cơ cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh để cảnh báo hiện tượng giả danh công chức quản lý thị trường.
Mới đây, Bộ Công an đã có cảnh bảo về thủ đoạn mới của tội phạm là phát tờ rơi có hình ảnh nhạy cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, các đối tượng cài tờ rơi có hình ảnh nhạy cảm vào xe ô tô của khách, phát cho người đi đường, trên đó có hướng dẫn truy cập đường link website, quét mã QR Code để sử dụng dịch vụ. Các đường link này có gắn mã độc, nhằm chiếm đoạt thông tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Những đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận với nạn nhân thông qua các nền tảng mạng xã hội hoặc số điện thoại. Chúng sẽ mạo danh thành nhân viên ngân hàng để tư vấn về việc nâng cấp hạn mức thẻ tín dụng.
Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện những bài quảng cáo tuyển cộng tác viên kiểm duyệt đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử. Theo đó, công việc chỉ đơn giản vào nhận đơn, chốt đơn, gửi đơn và khi cộng tác viên hoàn thành nhiệm vụ sẽ được nhận hoa hồng từ 12 - 20% giá trị đơn hàng. Tuy nhiên, đây lại là hình thức lừa đảo mới đầy tinh vi của các đối tượng.
Ngày 12/8, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, đã kịp thời ngăn chặn vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội Facebook.
Bị dụ dỗ đi bán trà sữa tại Hà Nội với mức lương cao, cháu bé ở Lai Châu "sập bẫy" kẻ xấu, bị đưa vào làm việc tại quán massage "đèn mờ" ở Hà Nội và Hưng Yên.
Thấy đối tượng lừa đảo gửi “lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản”, người phụ nữ ở Đà Nẵng lo sợ cài đặt ứng dụng theo hướng dẫn và bị lừa mất 05 tỉ đồng.
Công an TP Bắc Giang đã ra quyết định tạm giữ 31 đối tượng và đang tiếp tục phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh đấu tranh mở rộng chuyên án.
Thời gian qua, trên địa bàn TP. Hà Nội đã xuất hiện phương thức lừa đảo bằng thủ đoạn giả danh nhân viên của các nhà mạng, gọi điện thoại tới khách hàng thông báo khóa sim rồi yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.