Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Tái diễn thủ đoạn giả danh Luật sư hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo
Theo Công an TP. Hà Nội, hiện nay trên mạng xã hội Facebook tiếp tục xuất hiện các tài khoản giả danh Luật sư đăng bài hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo. Nhiều người bị lừa đảo thay vì ra cơ quan Công an trình báo sự việc đã liên hệ các tài khoản giả danh Luật sư với mong muốn được thu hồi tiền lừa đảo.
Hà Nội: Làm rõ thủ đoạn lừa đảo của người sáng lập Công ty đầu tư tài chính PFS
Ngày 19/2, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Hà Đông đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Hoàng Nam (sinh năm 1979, quê quán thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lừa đảo trực tuyến gia tăng sau Tết với "cái bẫy" xem bói trực tuyến
Theo cảnh báo của Cục An toàn thông tin, Bộ thông tin và Truyền thông, trong những ngày đi làm sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra khá phức tạp. Nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng lừa đảo. Bên cạnh đó, những chiêu trò lừa đảo nhằm vào một bộ phận người dân cả tin, ham lợi và không thạo công nghệ.
Cần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo qua hình thức 'hợp đồng hợp tác đầu tư'
Theo Luật sư, thủ đoạn mà các đối tượng thường dùng là lập các công ty cổ phần với chiêu trò bán cổ phần. Tuy nhiên, những nạn nhân mua loại cổ phần này thì không hề có tư cách cổ đông, mà chỉ nhận về “giấy chứng nhận vốn góp”. Việc chuyển nhượng cổ phần cũng không đúng quy định pháp luật, do không phải cổ phần ưu đãi cổ tức, cũng không phải cổ phần ưu đãi hoàn lại nhưng lại cam kết trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo việc làm thêm trên mạng xã hội
Lợi dụng tâm lý của nhiều người muốn kiếm thêm thu nhập để có chi phí trang trải, một số đối tượng đã thực hiện các chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ, làm việc tại nhà với mức lương hấp dẫn để lừa đảo. Do thiếu thông tin và nôn nóng muốn kiếm tiền, nhiều người bị “sập bẫy” để rồi không chỉ mất tiền và thời gian mà còn chịu gánh nặng về tâm lý.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh Công an hướng dẫn cài đặt VNeID để chiếm đoạt tài sản
Theo Bộ Công an, thời gian gần đây, xuất hiện một số thủ đoạn các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan Công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID (ứng dụng giả mạo), kích hoạt tài khoản định danh điện tử; sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, đối tượng sẽ yêu cầu cấp quyền truy cập điện thoại, thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cách xử lý khi bị nhận tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo làm phiền
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong trường hợp thường xuyên bị làm phiền bởi những tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo hoặc lừa đảo, người dân có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để gửi báo cáo đến cơ quan chức năng về những số điện thoại phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác làm phiền người dùng.
Công an TP. HCM khuyến cáo thực hiện ‘hai phải bốn không’ để phòng lừa đảo trực tuyến
Thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về tài sản, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Để phòng ngừa, Công an TP. HCM đề nghị người dân ghi nhớ, thực hiện tốt khẩu hiệu: “Hai phải bốn không” để phòng, chống, ngăn chặn tội phạm lừa đảo trực tuyến, bảo vệ tài sản.
Giả mạo trang facebook của Học viện Cảnh sát nhân dân để lừa đảo
Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất và dựa trên hình ảnh của Học viện Cảnh sát nhân dân để gây dựng niềm tin. Thay vì đến cơ quan Công an trình báo, người bị lừa lại lên mạng xã hội để nhờ các đối tượng giả danh Học viện Cảnh sát nhân dân để hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo.