Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 26/09/2021 11:44 (GMT+7)

Lương y Dương Thị Hiến nức tiếng Ba Vì với những bài thuốc nam cổ phương

Hơn 30 năm gắn bó với nghề thuốc, không chỉ am hiểu tinh thông các bài thuốc gia truyền của đồng bào dân tộc Dao, lương y Dương Thị Hiến không ngừng học tập nâng cao tay nghề để bài thuốc gia truyền phát huy hiệu quả cao hơn. 

Hiện tại bà sở hữu hơn 100 bài thuốc chữa được nhiều bệnh mãn tính như dạ dày, xương khớp, trĩ, gan… Các bài thuốc của bà hoàn toàn từ thảo dược an toàn và lành tính, hiệu quả sử dụng cao.

anh-1-1632630918.jpg
Hiện tại Lương Y Dương Thị Hiến sở hữu rất nhiều vị thuốc quý.

Làng thuốc Yên Sơn, Ba Vì nằm nép dưới dãy núi thiêng Ba Vì – nơi được mệnh danh là một trong những vựa thuốc ở miền Bắc. Có lẽ, vì sinh ra ở cái nôi dược liệu nên bà con dân tộc Dao, Mường nơi đây cũng rất giỏi bốc thuốc. Kiến thức, kinh nghiệm của bà con có thể coi là kho tàng dược mà khó có thể so sánh hay quy đổi bằng tiền bạc.

Nhưng người Dao Quần Chẹt lại có một kho báu của riêng mình. Đó là nghề làm thuốc Nam do tổ tiên truyền lại từ ngàn xưa. Sự chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt của người Dao thật quật cường. Vũ khí của họ chính là những bài thuốc cổ truyền mà có lẽ không dân tộc ít người nào có được. Đi đến đâu, người Dao Quần Chẹt cũng mang theo những cuốn sách ghi hàng trăm bài thuốc và giống lá cây thuốc Nam. Nhưng có điều lạ là từ xa xưa, người ta chỉ thấy toàn phụ nữ làm thầy thuốc, rất hiếm khi có người nào là nam giới làm làm thầy thuốc. Điều này có liên quan đến nét văn hóa, phong tục và không gian văn hóa của người Dao vùng Ba Vì.

Người Dao xưa có phong tục rất đẹp là chỉ cứu người không lấy tiền, ai khỏi bệnh thì đến nhà thầy lang cúng lễ tạ ơn tổ tiên. Dần dần danh tiếng của thuốc dân tộc Dao lan xa, nghề thuốc trở thành kế sinh nhai, các thầy lang ở Ba Vì lại lặn lội trên những nẻo đường để bán thuốc. Không có tiền đi xe thì họ cuốc bộ, dấu chân của những người đàn bà Dao theo thời gian trải dài từ Hải Phòng tới Nam Định, từ Cao Bằng đến Hưng Yên, Hòa Bình…, có người vào tận Nghệ An để chào hàng. Không có thương hiệu, họ cứ lang thang bán thuốc từ năm này qua năm khác với bao gian truân, cơ cực. Ấy vậy mà người Dao nơi đây đã lưu giữ được nghề gia truyền đó hàng trăm năm nay.

Vốn được kế thừa bài thuốc truyền thống của gia đình, nghề làm thuốc truyền thống của dân tộc Dao, lương y Dương Thị Hiến luôn không ngừng học hỏi và phát huy những thành quả của gia đình, tích cực bốc thuốc, chữa bệnh. Vì truyền thống của người Dao sẽ truyền nghề cho con gái, bởi vậy, từ nhỏ, lương y Hiến đã theo chân bà và mẹ vào rừng sâu hái thuốc. Với trí thông minh, ham học hỏi, bà đã nhanh chóng thuộc làu hơn 100 loại thảo dược quý chữa bệnh được bà và mẹ truyền lại.

Lớn lên bà tiếp tục học cách chế biến các bài thuốc nam nổi tiếng của dân tộc mình như: thuốc tắm lá đẻ và tắm khỏe, thuốc chữa trị các bệnh xương khớp, phong tê thấp, viêm gan, thận hư, trĩ, dạ dày, xoang… Hiệu quả chữa trị rõ ràng qua việc nhiều người tưởng như không chữa khỏi, sau khi dùng thuốc của bà đã khỏi bệnh hoàn toàn.

anh-2-2-1632630917.jpg
Các vị thuốc được lựa chọn kỹ trước khi cho bệnh sử dụng.

Bà Hiến chia sẻ: “Vì từ nhỏ bà đã được truyền lại nghề nên bà hiểu rõ từng lá cây ngọn cỏ, tác dụng chữa trị của chúng đối với từng loại bệnh. Mỗi bài thuốc được điều chế khác nhau tùy vào tình trạng nặng nhẹ của người bệnh”. Các loại dược liệu sau khi được sưu tầm thu hái trên rừng về, làm sạch, thái nhỏ, phơi khô và bảo quản cẩn thận, tất cả các công đoạn công phu, tỉ mỉ, cần mẫn đều do tự tay lương y Dương Thị Hiến bào chế. Nguyên tắc kê thuốc cho bệnh nhân của bà là: “sạch sẽ – an toàn – công hiệu”. Lương y Hiến không cho phép mình cẩu thả trong bất cứ khâu khám chữa nào. Thuốc có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, do chính tay lương y hái đến đâu dùng hết đến đấy. Vì vậy, bệnh nhân không lo tác dụng phụ hay chất bảo quản gây độc hại cho cơ thể.

Đặc biệt, không chỉ nổi tiếng mát tay điều trị các bênh mãn tính, lương y HIến còn bảo tồn thành công nhiều dược liệu quý. Do nguồn dược liệu ngày càng cạn kiệt, bà Hiến đã biến cả khu vườn rộng gần 1ha thành rừng rậm, bà trồng nào củ dom, xạ đen, tam thất, khôi tía… với mục đích nhân giống. Bà cố gắng tạo ra môi trường tự nhiên giống trong rừng để cây thuốc sinh trưởng, phát triển. Nhưng có loại dược liệu sinh trưởng nhanh như cây xạ đen, củ dom… nhưng cũng có loại phải mất hàng chục năm sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên mới thu hoạch được.

Củ tam thất rừng là một ví dụ. Loại dược liệu này muốn dùng được cũng phải trồng ít nhất từ 10 năm trở lên, trong điều kiện tự nhiên thì loại cây này còn chậm phát triển và có khi phải mất vài chục năm mới cho thu hoạch. Nếu thu hoạch non thì các hoạt chất chứa bên trong chưa đủ để chữa bệnh… Đó chính là nguyên nhân tại sao việc tận diệt dược liệu chỉ trong vài năm nhưng cần đến hàng chục năm để khôi phục lại.

anh-4-1632630917.jpg
anh-5-1632630918.jpg
anh-6-1632630917.jpg
Sự cống hiến của lương y Hiến nhận được nhiều giấy khen của các cấp ban ngành.

Hơn 30 năm hành nghề y cứu người, lương y Hiến đã giúp hàng ngàn người được chữa khỏi bệnh. Các bài thuốc gia truyền của lương y Hiến giúp điều trị hiệu quả nhiều chứng bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, dạ dày đại tràng, trĩ và viêm xoang, sâu răng, bệnh phụ khoa… Với bà cứu một mạng người như xây 7 tòa tháp, có lẽ vậy tiếng tăm của lương y Dương Thị Hiến đã vươn khắp các miền tổ quốc.

Mọi thông tin liên hệ:

Lương y Dương Thị Hiến

Địa chỉ: Thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

SĐT/ZALO: 0394143783

Trang thông tin: nhathuocduongthihien.com

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?