Lương y Triệu Thị Dung và những bài thuốc nam quý giá của người Dao
Người Dao ở huyện Ba Vì, Hà Nội nổi tiếng lâu đời với những bài thuốc gia truyền quý báu. Một trong nhiều thầy thuốc vẫn lưu giữ tốt các bài thuốc quý là bà Triệu Thị Dung, được người bệnh gọi bằng cái tên trìu mến mế Dung.
Vùng rừng núi Ba Vì hay còn gọi là Tản Viên Sơn sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Người Dao xưa có phong tục rất đẹp là chỉ cứu người không lấy tiền, ai khỏi bệnh thì đến nhà thầy lang cúng lễ tạ ơn tổ tiên. Dần dần danh tiếng của thuốc dân tộc Dao lan xa, nghề thuốc trở thành kế sinh nhai, các thầy lang ở Ba Vì lại lặn lội trên những nẻo đường để bán thuốc.
Không có tiền đi xe thì họ cuốc bộ, dấu chân của những người đàn bà Dao theo thời gian trải dài từ Hải Phòng tới Nam Định, từ Cao Bằng đến Hưng Yên, Hòa Bình…, có người vào tận Nghệ An để chào hàng. Không có thương hiệu, họ cứ lang thang bán thuốc từ năm này qua năm khác với bao gian truân, cơ cực.
Được biết mế Triệu Thị Dung là chắt của lương y Dương Thị Cao (danh y nức tiếng Hà Thành, hưởng thọ 102 tuổi). Là người may mắn được kế nghiệp của tổ tiên, mế Dung hiểu và trân quý nghề. Mế kể: “Từ cố nội truyền nghề sang bà nội, đến bố rồi đến tôi. Từ nhỏ tôi được bố đưa đi khắp nơi để tìm các vị thuốc chữa bệnh. Ban đầu là nhận biết các vị thuốc, sau đó là tìm những nơi có vị thuốc để lấy. Tuy nghề thuốc là nghề gia truyền của gia đình, nhưng thực tế không phải ai cũng làm được nghề. Bởi trước đây, bố tôi từng có ý định truyền nghề cho con cháu khác trong nhà, nhưng họ học cũng chỉ ở mức độ biết nghề, chữa trị hiệu quả không cao. Vì thế, phải là người có cơ duyên và “mát tay” chữa bệnh mới hiệu quả”.
Để tìm được những vị thuốc quý hiếm ẩn mình trên núi cao đại ngàn, mế và các con phải khổ công lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm kiếm. Nghề thuốc muốn duy trì và phát triển được thì không chỉ dừng lại ở việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc, mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến, bắt bệnh và bốc thuốc. Việc tìm được cây thuốc sẽ quyết định được một phần thành công của mỗi lương y, lương y nào có khả năng tìm kiếm được nguồn dược liệu tốt thì người đó sẽ có điều kiện chữa bệnh tốt hơn. Khi tiến hành sơ chế thì các thầy thuốc phải cẩn thận ở từng khâu, từng giai đoạn. Mế Dung chia sẻ.
Dù theo nghề thuốc nhiều năm nhưng mế Dung vẫn học hỏi thêm nhiều bài thuốc từ những người cao tuổi ở địa phương và các khóa học do Hội Y học cổ truyền tổ chức. Đối với mế Dung học hỏi từ người lớn tuổi là cách tốt để lưu trữ kiến thức cha ông, vì có những cây thuốc ở đây dù không biết tên tiếng phổ thông, nhưng những người lớn tuổi lại nắm rất tốt cách chữa bệnh.
Hiện tại mế Dung tinh thông hơn 100 bài thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay chữa hiệu quả các bệnh như đau xương khớp, vôi thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm, dạ dày, xương khớp, phụ khoa... Đây là căn bệnh khiến cho người mắc phải cảm giác khó khăn khổ sở trong việc đi lại, cũng vì thế nó hầu như làm mất khả năng hoạt động của người bệnh. Ngày xưa thuốc được sử dụng theo cách thông thường là “sắc thuốc” để uống và “tắm thuốc”. Ngày nay, với việc không ngừng học hỏi và cải tiến các phương thuốc bí truyền của dân tộc, mế Dung đã tìm tòi nghiên cứu kết hợp các cây thuốc để chế ra một số loại cao chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Bên cạnh đó mế Dung cũng đã truyền lại nghề cho con gái Dương Thị Lệ, với mong muốn bài thuốc của gia đình không bị mai một. Mặt khác để bảo tồn cây thuốc nam quý, gia đình mế Dung đã phát triển vườn thuốc nam, từ trồng thuốc cho đến khâu chế biến bằng lò sấy.
Với mế Dung niềm vui lớn nhất của gia đình bà là niềm tin của khách hàng, người bệnh đối với nhà thuốc. Bệnh nhân đến với bà đều được tận tình thăm khám bốc thuốc và đưa ra những lời khuyên hợp lý. Bên cạnh đó, mế Dung còn hết lòng tạo điều kiện cho những bệnh nhân ở xa không có điều kiện đến lấy thuốc bằng cách gửi thuốc qua đường bưu điện, nhà xe.
Chính vì luôn hết lòng vì người bệnh tiếng tăm của mế Dung vươn ngày càng xa. Có những người bà chữa bệnh cho từ chục năm trước đến nay vẫn nhớ đến mế, thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm sức khỏe, gửi tặng những món quà nhỏ là đặc sản vùng miền như một lời cảm ơn ân đức chữa bệnh của mế.
Mọi thông tin liên hệ:
Mế Triệu Thị Dung
Thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội
SĐT/ZALO: 0839.203.892
Trang thông tin nhà thuốc: http://nhathuocgiatruyentrieuthidung.com