Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 04/12/2024 10:13 (GMT+7)

Một Học viện bị xử phạt 150 triệu đồng do tuyển sinh, đào tạo sai quy định

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (ĐH) đối với Học viện Phụ nữ Việt Nam (trụ sở chính tại Hà Nội, cơ sở tại TP. Thủ Đức, TP.HCM).

Sai sót, vi phạm trong công tác tuyển sinh

Kết luận thanh tra cho thấy, việc tuyển sinh trình độ ĐH, thạc sĩ Đối với hoạt động tuyển sinh trình độ đại học (ĐH), thạc sĩ, tiến sĩ đều có những vi phạm, sai sót. Cụ thể:

Đối với trình độ Đại học: Xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với quy định. Theo đó, năm 2022: hình thức liên thông chính quy từ trung cấp, cao đẳng lên ĐH ngành Công tác xã hội là 50 chỉ tiêu, trong khi chỉ tiêu theo quy định 26 (vượt 24 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 92,3%); liên thông hình thức vừa học vừa làm ngành Luật là 63 chỉ tiêu (chỉ tiêu theo quy định 11, vượt 52 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 472,7%); ngành Công tác xã hội 50 chỉ tiêu (chỉ tiêu theo quy định 8, vượt 42 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 525%).

Năm 2023, liên thông chính quy ngành Luật 40 chỉ tiêu (chỉ tiêu theo quy định 34, vượt 6 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 17,6%); ngành Công tác xã hội 42 chỉ tiêu (chỉ tiêu theo quy định 37, vượt 5, tỷ lệ vượt 13,5%); liên thông hình thức vừa học vừa làm ngành Luật 60 chỉ tiêu (chỉ tiêu theo quy định 11, vượt 49 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 445,5%); ngành Công tác xã hội 20 chỉ tiêu (chỉ tiêu theo quy định 12, vượt 8 chỉ tiêu – tỷ lệ vượt 66,7%).

Một Học viện bị xử phạt 150 triệu đồng do tuyển sinh, đào tạo sai quy định Ảnh 1
Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: VTC News.

Đối với trình độ thạc sĩ: Nội dung thông báo tuyển sinh thạc sĩ 2023 chưa bảo đảm về thời gian. Học viện có tổ chức học và đánh giá kết quả bổ sung kiến thức của học viên dự thi nhưng thiếu minh chứng thể hiện việc công nhận kết quả hoàn thành bổ sung kiến thức để xét điều kiện dự thi theo quy định.

Hội đồng tuyển sinh trình độ thạc sĩ (năm 2022, 2023) có thành phần ủy viên (thư ký) không đúng theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của học viện.

Học viện không thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra với kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ năm 2022, 2023 theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đối với trình độ tiến sĩ: Học viện tự xác định và công bố đề án tuyển sinh năm 2023 là 8 chỉ tiêu nhưng trong thông báo ngày 2/10/2023 lại là 10 chỉ tiêu.

Sai sót trong hoạt động đào tạo

Theo kết luận thanh tra, quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện ban hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-HVPNVN ngày 28/2/2022 (tại khoản 1, Điều 2 của Quy chế) có nội dung không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT.

Công tác tổ chức đào tạo thiếu căn cứ pháp lý để tuyển sinh và tổ chức đào tạo, thông tin về đội ngũ cán bộ giảng dạy (cơ hữu, thỉnh giảng) và cán bộ quản lý, kế hoạch và theo dõi kế hoạch giảng dạy của các lớp đang tổ chức giảng dạy tại cơ sở Học viện tại TP.HCM.

Đặc biệt, tại cơ sở TP.HCM việc tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học không đúng quy định, Cụ thể: năm 2022, Học viện tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ ĐH chính quy ngoài cơ sở đào tạo (cơ sở TP.HCM) đối với 13 sinh viên ngành Công tác xã hội (CTXH). Năm 2023, tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ ĐH chính quy đối với 45 sinh viên ngành CTXH, 39 sinh viên ngành Quản trị Du lịch và lữ hành.

Cũng tại cơ sở nói trên, năm 2022, học viện tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ đối với 12 học viên ngành CTXH; Năm 2023, tổ chức đào tạo 17 học viên ngành CTXH. Điều này là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT.

Thanh tra Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn yêu cầu Học viện dừng tuyển sinh, đào tạo các trình độ của giáo dục đại học tại Cơ sở TP.HCM.

Thanh tra Bộ GD&ĐT đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với Học viện Phụ nữ Việt Nam về các hành vi nêu trên. Đồng thời Chánh thanh tra Bộ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 150 triệu đồng đối với Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Những ngành đào tạo được miễn, giảm học phí
Chính phủ quy định những ngành học, khối trường học được miễn học phí, nhằm thu hút người học vào những ngành cơ bản, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.
Chính thức bỏ thi chứng chỉ IELTS trên giấy tại Việt Nam từ ngày 30/3
Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Hình thức này mang lại kết quả nhanh chóng khi chỉ trong khoảng 2 ngày, thí sinh sẽ nhận được kết quả, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi và hỗ trợ kịp thời cho các kế hoạch học tập, làm việc, và định cư.

Tin mới

Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Cảnh báo người dùng về những trò 'đỏ đen' trực tuyến dịp cận Tết
Các chuyên gia Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác trước những tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc.