Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 25/09/2022 12:23 (GMT+7)

Năm học mới, đừng “vắt kiệt sức” của học sinh bậc Tiểu học, Trung học cơ sở!

Ai cũng đã từng trải qua những năm tháng tươi đẹp của tuổi thơ, đều mong muốn con em mình có được một tuổi thơ nhiều ý nghĩa khi đến lớp học tập cùng thầy cô giáo, vui chơi cùng bạn bè.

phhs-1-1-1664083161.png
Các em học sinh Tiểu học, THCS cần được học tập và vui chơi đúng nghĩa, chứ không phải bị “vắt kiệt sức” bởi những bộ môn không chính khóa.

Nhưng những năm gần đây, mỗi khi bước vào năm học mới, không ít phụ huynh học sinh (PHHS) than phiền xuất hiện nhiều khoản chi phí cho con em được đến trường và gần như con em học không có thời gian nghỉ ngơi??? Đối với bậc học Tiểu học, THCS, hầu như các em học sinh học cả ngày, sáng và chiều, rồi các em lại “thi nhau” học thêm cùng các bạn ở lớp, trường vào buổi tối. Không cho con em học thêm thì PHHS lại lo ngại con em họ không tiếp thu kịp chương trình học cùng các bạn mình.

phhs-2-1664083086.png
Các em học sinh Tiểu học vui chơi bên bạn bè vào giờ nghỉ giải lao.

Có nơi PHHS phải than thở cùng nhau, vào đầu năm học đã bị “ngợp” với nhiều khoản thu mà nhà trường đưa ra, nào là sách giáo khoa, học phí, tiền ăn uống, tiền quần áo đồng phục mùa đông, mùa hè,… Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa ở các trường Tiểu học, THCS cũng được nhiều đơn vị, công ty nhảy vào, xuất hiện nhiều môn học mới khiến không ít PHHS thêm phần vất vả khi đóng thêm học phí cho con em mình để theo kịp bạn bè.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tr. (một PHHS ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Mới đây cô chủ nhiệm nói nhà trường đang tổ chức lớp học giáo dục kỹ năng ngoài giờ, phụ huynh cho con theo học thì ký tên vào giấy đồng thuận, đóng tiền theo học kỳ. Không biết ngành giáo dục đã kiểm tra kỹ lại bộ môn đó chưa?Vì theo con tôi kể lại thì cô giáo hướng dẫn không phải là giáo viên vủa trường mà đi dạy lại mặc áo thun có in bảng tên công ty. Tại sao môi trường giáo dục mà người đứng lớp không phải là giáo viên chính thức mà lại do người của một công ty đứng ra giảng dạy? Dù biết vậy nhưng tôi cũng phải đăng ký cho con mình học với bạn bè trong lớp…”.

phhs-3-1-1664083161.png
Không ít PHHS cảm thấy bị “ngợp” với các khoản thu đầu năm học.

Việc học tập, tiếp xúc với bạn bè là điều mà PHHS nào cũng mong muốn, nhất là công tác xã hội hóa khiến việc đào tạo, tiếp thu của các em học sinh trở nên đa dạng, phong phú hơn. Nhưng hiện nay việc học cả ngày rồi học thêm ban đêm, cộng với một vài bộ môn không chính khóa, ngoài giờ đã khiến con em chúng ta không còn thời gian nào để nghỉ ngơi.

Qua bài viết, rất mong ngành giáo dục có định hướng và có biện pháp chấn chỉnh lại các chương trình học không chính khóa dành cho các em học sinh bậc Tiểu học và THCS, nhất là với các em bậc Tiểu học, bởi vì lứa tuổi của các em là được học tập và vui chơi, chứ không phải bị “vắt kiệt sức” bởi những bộ môn học ngoài giờ, không phải là môn học chính khóa.

Cùng chuyên mục

Sinh viên có thể không được làm thêm quá 20 giờ/tuần trong kỳ học
Tại dự thảo Luật Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc nhưng không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.