Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 21/03/2020 01:09 (GMT+7)

Nghệ An: Chế biến gỗ dăm 'chui' hàng trăm tấn mỗi ngày

Sau khi được cấp chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Phát triển Đô đã làm nhà xưởng hết sức đơn giản, lắp đặt máy móc công nghệ, kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất dăm gỗ và thu mua cây chỉ chuyên băm gỗ dăm thô bán cho đơn vị tỉnh khác.

Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi thuê đất thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng xưởng chế biến gỗ dân dụng và xuất khẩu” tại Khu công nghiệp Đông Hồi, thuộc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai. Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận mục tiêu dự án là sản xuất gỗ ván dân dụng và xuất khẩu, sơ chế gỗ và sản xuất viên nén Wood Pellets.

Xưởng băm dăm cả ngày và đêm tại Khu công nghiệp Đông Hồi, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An

Chạy thử máy, mỗi ngày đêm hàng trăm tấn gỗ dăm giao cho khách

Nhiều ngày qua, nhóm phóng viên có mặt tại dự án và thấy trên diện tích đất được thuê chỉ có một Xưởng chế biến dăm gỗ với diện tích gần 2000m2, lợp mái tôn. Bên trong xưởng được đặt 3 chiếc máy băm dăm loại 10 dao, ngoài cổng có một bàn cân điện tử để cân hàng ra vào.

Quan sát hàng ngày, chúng tôi thấy 2 đến 3 dàn máy nghiền dăm gỗ, đang hoạt động với công suất lớn, những xe tải tấp nập chở cây sau khi cân xong và thứ tự chờ máy gắp cây đưa vào máy băm, sau đó gỗ băm này được chuyển bằng bằng tải ra bãi, sau đó những máy múc hoạt động liên tục xúc lên những ô tô tải với mỗi dòng xe từ 20 đến 30 tấn dăm để chuyển sang tỉnh khác để tiêu thụ ngay trong ngày, với công suất mỗi máy băm 30 tấn/ giờ và mỗi ngày đêm tại xưởng này bình quân băm của 3 máy khoảng 600 tấn gỗ keo (số liệu được nhóm phóng viên ghi lại hình ảnh các xe tải và tải trọng vận chuyển gỗ keo băm từ xưởng này đến bãi 1 DN TH trong cảng PTSC Nghi Sơn, Thanh Hóa).

Ngày 18/3, phóng viên đã đến làm việc với Ban quản lý KKT Đông Nam. Theo thông tin từ chính Ban quản lý KKT Đông Nam: “… qua kiểm tra cho thấy dự án đang triển khai, chưa hoàn thành nên chưa được các cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu đưa vào hoạt động. Nhà máy mới lắp đặt xong 04 máy băm gỗ và đang hoạt động thử”.

Vậy Ban quản lý KKT Đông Nam có nhận thấy việc doanh nghiệp này chạy thử máy băm gỗ hàng ngày mà giống như đang sản xuất và giao hàng cho các đối tác hay không??? Nếu cho rằng doanh nghiệp này đang chạy thử, vậy dăm gỗ mà doanh nghiệp này đang xuất bán có phải là sản phẩm của dự án hay là phế phẩm trong quá trình chạy thử? Doanh nghiệp có tuân thủ các quy định về hạch toán kế toán cũng như xuất hóa đơn như quy định trong các thông tư của Bộ Tài chính hay không?

Theo quy định tại mục d1, Điểm d, Khoản 1, Điều 35, Thông tư Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp:  “d1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: …, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử) ….”. Nội dung này cũng được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Như vậy, khoản thu từ việc bán các sản phẩm này không tính vào doanh thu mà tính vào giá trị tài sản cố định. Và việc xuất bán đương nhiên phải xuất hóa đơn, kê khai, nộp thuế theo quy định.

Tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 02/3/2016 (cấp lần đầu), Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/12/2014 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đang có hiệu lực. Quyết định này phê duyệt phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014 – 2020.

Theo Điều 1 quyết định này: “Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu, hạn chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ..”. “Từng bước hạn chế các cơ sở sản xuất dăm gỗ ở 3 vùng: Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ với sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn trong giai đoạn 2014-2015 và 3,5 triệu tấn ở giai đoạn 2016-2020”. Như vậy, tại thời điểm cấp chứng nhận đầu tư, việc đầu tư sản xuất dăm gỗ ở khu vực Nghệ An (Bắc Trung Bộ) gặp khó khăn rất lớn do chính sách hạn chế của nhà nước.  

Các vấn đề về phòng cháy có tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy như tại điều 15 về Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cũng như các điều khoản của luật này về phòng chống cháy đối với doanh nghiệp có sản phẩm dễ cháy như gỗ. Liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đã lập có tuân thủ đúng quy định hay không vì dự án này nằm trong nhóm bắt buộc lập đánh giá tác động môi trường như quy định tại Phụ luc II của Nghị định18/2015/NĐ-CP cũng như các văn bản liên quan.

Theo quy định tại Điều 47, Luật Đầu tư 2014, “2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây: b) Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường; c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động; đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm".

Đoàn xe chở dăm đến đổ hàng trong cảng PTSC Nghi Sơn, Thanh Hóa được chụp ngày 18/3/2020

Doanh nghiệp có sử dụng đất đúng mục đích?

Ngày 25/4/2019, Ban quản lý KKT Đông Nam ra QĐ số 107/QĐ –KKT nội dung “ cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư: Xây dựng xưởng chế biến gỗ dân dụng và xuất khẩu” về việc cho Công ty TNHH Đông Hồi thuê đất để thực hiện dự án đầu tư với diện tích đất được thuê là 19,995,0m2 (Thửa đất số 3, bản đồ địa chính khu đất số 31/2016/BĐ ĐC/TTPTQĐ), thời hạn 50 năm.

Trong hợp đồng cho thuê đất số 09/HĐTĐ –KKT giữa doanh nghiệp và Ban Quản lý KKT Đông Nam, tại điều 3 nêu rõ: “Việc sử dụng đất trên khu đất thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng đất đã ghi tại điều 1 của Hợp đồng này và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 2037241126 … cấp cho Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi”.  Sau đó, ngày 07/6/2019, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã cấp giấy chứng nhận QSD đất, tại mục 6 ghi chú “Việc sử dụng đất trên khu đất thuê phải đúng mục đích xây dựng Xưởng chế biến gỗ dân dụng và xuất khẩu”.

Máy xúc đang hoạt động liên tục xúc dăm lên xe tải.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Điều 64 về Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai: “ a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”.

Theo trả lời của Ban quản lý KKT Đông Nam, Dự án có nguồn nguyên liệu đầu vào được căn cứ trên hợp đồng cung ứng cung cấp nguyên liệu giữa doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên theo hợp đồng kinh tế số 01/2015/HĐKT ngày 27/11/2015 với sản lượng nguyên liệu cung cấp 130.000m3/năm cho dự án mà DN trồng rừng có diện tích được giao từ năm 1996 là 981ha (Theo xác minh thì tại thời điểm 2019 chủ DN rừng đã mất được hơn 2 năm).

Vậy chỉ nhẩm tính đơn giản để thẩm định dự án có đúng với kê khai cung ứng nguyên liệu: với cây keo trồng ít nhất 5 năm khai thác một lần thì bình quân khai thác được 120 tấn/ha, nếu 981ha thì khai thác được 117.720 tấn/ 5 năm vậy mỗi năm chỉ khai thác được 23.544 tấn/ 1 năm suy ra cung ứng  nguyên liệu 130.000m3 không đúng chỉ với phép tính, và hiện nay bình quân mỗi ngày băm dăm khoảng 600 tấn mỗi ngày thì chỉ trong 1 tháng đã là 1.800 tấn và sau 12 tháng đã hết nguyên liệu của DN trồng rừng… một dự án được thẩm định cấp đất tại Khu công nghiệp Đông Hồi với nguồn nguyên liệu chỉ được 1 năm??? Từ đó cho thấy năng lực thẩm định của Ban quản lý KKT Đông Nam.

Ảnh chụp ngày 18/3, những đoàn xe đầu kéo có dấu hiệu nối thùng chở dăm từ xưởng đi ra QL dù chưa được cấp phép đấu nối của Cục Đường bộ.

Cần tạo sân chơi công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp cùng ngành nghề

Điều đáng quan tâm, các doanh nghiệp kinh doanh dăm gỗ hợp pháp hiện nay lại đang bị các cơ sở hoạt động trái phép o ép, tranh mua nguyên liệu gỗ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh dăm gỗ trái phép không những làm mất cân đối nguyên liệu trong vùng mà còn gây thất thoát nguồn thuế của nhà nước và cũng như việc gây mất trật tự trên địa bàn... Một đơn vị xuất khẩu gỗ dăm hợp pháp tại Nghệ An cho biết: Số tiền thuế 2% bắt buộc phải đóng ngay tại cảng xuất hàng, trong khi đó, các nhà máy trái phép lại không bị địa phương kiểm soát, gây ra sự nhiễu loạn thị trường. Hiện tại, các xưởng sản xuất gỗ dăm bất hợp pháp tại Thanh Chương, Quỳ Hợp.... vẫn ngày đêm hoạt động làm rối loạn thị trường, làm các chính sách khuyến công, khuyến lâm của nhà nước bị méo mó.

Để ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển tương xứng tiềm năng, Nghệ An trước đó đã tổ chức Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tỉnh Nghệ An đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035”. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, để phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, Nghệ An cần phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh theo chuỗi, hướng tới công nghệ hiện đại...

Nghịch lý trong công nghiệp chế biến lâm sản Nghệ An, là địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu khai thác xuất khẩu nguyên liệu thô (gỗ dăm), chưa chế biến sâu vậy xưởng đang hoạt động băm, nghiền dăm gỗ rầm rộ, trái với mục tiêu dự án được cấp phép ban đầu nhưng lại vẫn ngang nhiên hoạt động.

Đoàn xe cây liên tục trong đêm chờ xả hàng lên máy băm.

Có hay không việc lợi dụng chạy thử để sản xuất hàng hóa? Có hay không việc xin cấp chứng nhận đầu tư ngành nghề phù hợp để được thuê đất nhưng sau đó lại hoạt động trái ngành nghề được cấp phép đầu tư? Đây là những câu hỏi mà các cơ quan chức năng cần làm rõ.

Điểm đổ hàng tại cảng PTSC Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng liên quan như Ban Quản lý KKT Đông Nam, Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường, Cục thuế, Sở Tài Nguyên & Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Sở Lao động thương bình & Xã hội ở Nghệ An… cần vào cuộc làm rõ.

Cùng chuyên mục

14 năm MCC.GROUP kiến tạo giá trị cho ngành dịch vụ
Câu chuyện về MCC.GROUP Việt Nam bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, nơi lời khuyên của một vị lãnh đạo quốc tế đã thắp lên ngọn lửa đam mê trong một doanh nhân trẻ tuổi. Hơn một thập kỷ qua, MCC.GROUP, dưới sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc Mai Quốc Việt, đã trở thành minh chứng cho sự tận tâm, sáng tạo và quyết tâm không ngừng nghỉ trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp.
BOMBIT EHL BIO Việt Nam: “Lừa đảo” mỹ phẩm tế bào gốc để trục lợi?
Những sản phẩm Bombit của viện nghiên cứu Tế bào gốc Y học tái tạo EHL BIO Hàn Quốc đang được công ty Cindel Tox nhập khẩu dưới dạng trang thiết bị y tế loại A. Đáng nói, trong thành phần khai báo với Bộ Y tế Việt Nam không có tế bào gốc nhưng khi bán ra thị trường, sản phẩm đuợc giới thiệu chứa dịch chiết tế bào gốc mô mỡ người.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.