Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 01/06/2024 12:18 (GMT+7)

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo hướng dẫn mới

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao mới đây đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Trong đó, có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sẽ được Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện như sau:

- Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.

- Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận:

(i) Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.

(ii) Trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng hàng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng.

Bên cạnh đó, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phát sinh kể từ thời điểm cha, mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp.
Hướng dẫn cách tính thời gian đóng BHXH cho trường hợp nghỉ thai sản
Người lao động sinh con ngày 18/12/2023, trong tháng 12 có 12 ngày nghỉ thai sản sinh con và 2 ngày nghỉ thai sản khám thai. Công ty đã báo giảm thai sản từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024. Ngày 18/6/2024, người lao động đi làm lại và nghỉ tiếp 5 ngày dưỡng sức sau sinh. Trong tháng 6/2024, có 14 ngày nghỉ thai sản sinh con và 5 ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh. Vậy, đối với trường hợp trên, tháng 6/2024, công ty báo giảm không lương, giảm thai sản hay đóng BHXH bình thường? Bạn đọc L.T.K.N. hỏi.
Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.

Tin mới