Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 30/09/2024 07:43 (GMT+7)

Người khác có được trả nợ ngân hàng thay cho người vay?

Theo quy định hiện nay, việc trả nợ ngân hàng thay cho người vay có hợp pháp?

Người khác có được trả nợ ngân hàng thay cho người vay?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Lê Hồng Vân, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định, theo Điều 370 Bộ luật Dân sự, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Như vậy, nếu nghĩa vụ của bên vay chỉ liên quan đến tài sản thì được phép chuyển giao cho người khác. Vì vậy bên vay có thể nhờ người khác trả nợ thay cho mình với điều kiện bên có quyền (ngân hàng cho vay) đồng ý việc trả nợ thay. Trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Sau khi đã chuyển giao cho người khác trả nợ thay thì người đó trở thành bên có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Song, khi chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo Điều 371 BLDS.

Tóm lại, trong trường hợp có người thế nghĩa vụ muốn đứng ra trả nợ khoản vay tại các ngân hàng nước ngoài cho người vay thì phải được bên có quyền là phía ngân hàng đồng ý.

Sau khi các bên thỏa thuận xong, nghĩa vụ trả nợ sẽ được chuyển giao, người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ trả nợ.

Trường hợp ngân hàng không đồng ý việc trả nợ thay thì người đang nợ ngân hàng có thể làm hợp đồng vay tài sản theo Điều 463 BLDS. Theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân sự còn quy định, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Từ các căn cứ trên có thể khẳng định, người đi vay tiền ngân hàng và người trả nợ thay có thể thoả thuận để chuyển giao tài sản đúng quy định.

Cùng chuyên mục

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới