Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 06/12/2022 20:22 (GMT+7)

Người lao động nên rút BHXH 1 lần vào thời điểm nào trong năm để được 'lợi' nhất?

Cuối năm thường là thời điểm có nhiều khoản phải chi tiêu, đặc biệt là thời gian cận Tết, nhiều người lao động sau khi nghỉ việc đã chọn phương án rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần. Vậy người lao động có nên rút BHXH 1 lần vào cuối năm?

Có nên rút BHXH 1 lần vào cuối năm?

Thực tế, người lao động không nên chọn thời điểm này để nộp hồ sơ lãnh BHXH 1 lần cho cơ quan BHXH nơi cư trú bởi tiền BHXH 1 lần được lãnh cuối năm sẽ “thiệt” hơn so với khi rút vào đầu năm sau.

Hiện nay, tiền BHXH 1 lần được xác định theo thời gian đóng BHXH và mức tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động. Cụ thể Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

- Trường hợp đóng BHXH bắt buộc: (Theo Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ 2014)

Trong đó, Mbqtl là Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện: (Theo 166/QĐ-BHXH)

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH từ 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ

Trong đó, mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động sẽ được tính thêm hệ số trượt giá để hạn chế tác động của sự lạm phát đối với số tiền đóng BHXH ở những thời kì trước.

Cụ thể:

Mbqtl/Mbqtn = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá) / Tổng số tháng đóng BHXH

Mỗi năm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều ban hành Thông tư mới quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (còn gọi là hệ số trượt giá). Hệ số trượt giá của năm sau sẽ cao hơn năm trước, tương ứng với đó số tiền BHXH được nhận của năm sau sẽ cao hơn năm trước.

Thông tư về hệ số trượt giá thường được ban hành cuối năm trước và bắt đầu có hiệu lực và áp dụng từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 của năm sau. Do đó, để được tính hệ số trượt giá của năm mới, người lao động không nên rút BHXH 1 lần vào thời điểm này. Tùy vào thời gian mà mức tiền lương/thu nhập đóng BHXH của mỗi người mà số tiền được tính thêm có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Không chỉ vậy, thời gian giải quyết hồ sơ và chi trả tiền BHXH 1 lần trên thực tế thường lâu hơn so với quy định. Cụ thể, theo Quyết định 36/2021/TT-BLĐTBXH năm 2019, người lao động sau khi nộp đủ hồ sơ đề nghị hưởng BHXH 1 lần cho cơ quan BHXH thì sẽ được giải quyết chế độ trong tối đa 5 ngày làm việc.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, thời điểm cuối năm, người lao động thường không được chi trả tiền BHXH 1 lần đúng hạn. Có trường hợp, người lao động phải chờ cả tháng mới nhận được tiền BHXH 1 lần. Chính vì vậy, việc giải quyết chế độ BHXH 1 lần cho người lao động dịp cuối năm thường bị trễ hẹn so với thời gian mà pháp luật quy định.

Rút BHXH 1 lần vào thời điểm nào để được "lợi" nhất?

Hiện nay mặc dù Thông tư quy định về hệ số trượt giá mới thường được công bố vào cuối năm trước nhưng thời điểm có hiệu lực của nó lại thường rơi vào tháng 2 của năm áp dụng.

Ví dụ điển hình có thể kể đến Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 31/12/2021 quy định về hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2022 nhưng hiệu lực của văn bản này lại từ ngày 20/02/2022.

Mặc dù quy định về hệ số trượt giá áp dụng từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 của năm Dương lịch nhưng nếu văn bản chưa có hiệu lực và chưa có công văn hướng dẫn của BHXH Việt Nam, các cơ quan BHXH sẽ tạm thời chưa tính hệ số trượt giá mới cho những trường hợp rút BHXH 1 lần trong thời gian từ ngày 1/1 đến ngày Thông tư mới có hiệu lực.

Tiền trượt giá sẽ được trả lần hai cho người lao động ngay sau khi có văn bản hướng dẫn.

Chính vì vậy để đảm bảo được nhận tiền BHXH 1 lần một cách đầy đủ và nhanh chóng, người lao động nên rút BHXH 1 lần vào khoảng tháng cuối tháng 2 năm sau.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.