Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/11/2021 09:55 (GMT+7)

Người nhiễm Omicron có triệu chứng khác thường thế nào?

Theo bác sĩ Angelique Coetzee (người Nam Phi), người nhiễm biến thể này sẽ có các triệu chứng rất khác và rất nhẹ so với những triệu chứng ông đã từng điều trị trước đây.

Ngày 25/11, Nam Phi đã công bố thông tin về một biến thể mới của virus corona, với số lượng đột biến lớn, có thể khiến nó dễ lây hơn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt tên biến thể mới là Omicron, và đưa vào danh sách "đáng quan ngại" cùng với 4 biến thể khác là Alpha, Beta, Gamma, Delta.

Được biết, có đến hơn 30 đột biến trên protein gai của Omicron. Đây là bộ phận giúp nó tấn công tế bào người. Một số nhà khoa học suy đoán Omicron có thể dễ lây và kháng lại hệ miễn dịch mạnh hơn Delta, có nghĩa vắc xin sẽ ít hiệu quả hơn.

Theo tờ Lao Động, bác sĩ Angelique Coetzee (người Nam Phi) cho biết, lần đầu tiên bà cảnh báo về khả năng xuất hiện một biến thể mới khi bệnh nhân tại phòng khám tư nhân bận rộn của bà ở thủ đô Pretoria đến vào đầu tháng này với các triệu chứng Covid-19 không rõ ràng ngay lập tức. Họ là những người trẻ thuộc các sắc tộc khác nhau đến khám trong tình trạng mệt mỏi căng thẳng và một đứa trẻ sáu tuổi có nhịp tim rất cao. Không ai bị mất vị giác hoặc khứu giác.

“Chúng tôi đã gặp một trường hợp rất đáng chú ý, một đứa trẻ, khoảng 6 tuổi, có nhiệt độ và nhịp tim rất cao. Sau 2 hai ngày điều trị, cháu đã đỡ hơn rất nhiều”, bác sĩ Coetzee cho biết.

Bác sĩ Coetzee đã bày tỏ sự lo lắng rằng biến thể mới vẫn có thể ảnh hưởng nặng hơn nhiều đến những người lớn tuổi có bệnh nền như tiểu đường hoặc bệnh tim. Bác sĩ nói: “Điều chúng ta phải lo lắng bây giờ là khi những người lớn tuổi, chưa được tiêm chủng bị nhiễm biến thể mới, và nếu họ không được tiêm chủng, chúng ta sẽ gặp nhiều người mắc bệnh nghiêm trọng".

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới