Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/11/2019 07:29 (GMT+7)

Nha Trang – Khánh Hòa: Nhiều vấn đề được đặt ra với công tác quản lý

Một số các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị, khu chức năng vẫn còn nhiều bất cập nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Khánh Hòa - Nha Trang cũng theo đó mà gây ra nhiều hệ lụy.

Khánh Hòa là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch biển với khoảng 300 km bờ biển và hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Đặc biệt, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa còn được xác định là đô thị du lịch quốc gia. Theo định hướng của quy hoạch chung, Nha Trang sẽ phát triển về phía Tây và phía Bắc.

Những công trình phát triển đô thị ở Nha Trang.

Những năm gần đây, tuy gặp nhiều khó khăn, phải tập trung khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lụt, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của Nha Trang vẫn tiếp tục phát triển. Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Thành phố diễn ra nhanh chóng, diện mạo và hệ thống hạ tầng đô thị của Thành phố đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hạ tầng giao thông phát triển khá toàn diện. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị mới đã góp phần làm đẹp thêm cho hình ảnh đô thị du lịch biển văn minh, thân thiện. 

Tuy nhiên, chính việc đô thị hóa nhanh đã dẫn đến việc quản lý nhà nước về đất đai có nhiều hệ lụy. Nếu khảo sát một vòng quanh thành phố Nha Trang, ai cũng có thể thấy rất nhiều ngọn núi nơi đây đang bị tàn phá nham nhở, tuy nhiên rất khó để nhận biết những nơi này đã và đang thực hiện dự án gì bởi lẽ thông tin quy hoạch về các dự án được duyệt hầu như không có.

Các cơ sở khai thác đá tràn lan làm nham nhở các ngọn núi ở Khánh Hòa.

Theo quan sát của phóng viên thì ngay trên trục đường Nguyễn Tất Thành, đoạn đi qua địa phận xã Phước Đồng, cứ vài một đoạn lại mọc lên khoảng vài ba mái nhà cao thấp nằm áp lưng vào dãy núi còn hằn nguyên vết của máy xúc, máy đào và không tìm thấy bất cứ thông tin của dự án nào được công báo.

Vì thế nên việc xác định những hiện trạng nêu trên có phải là dự án hay không? Nếu là dự án thì thuộc loại dự án gì? Ai là chủ đầu tư? Thời hiệu của dự án thế nào?... là rất khó khăn và đương nhiên khó có thể giám sát được việc thực thi của nó.

Một dự án không bảng thông tin quy hoạch, xẻ núi và chỉ xây vỏn vẹn vài căn nhà không đồng bộ trên đường Nguyễn Tất Thành.

Điều đáng nói ở đây là một số các dự án mà phóng viên tìm hiểu hiện vẫn chỉ nằm trên giấy, không có dấu hiệu của việc thi công xây dựng dự án nhưng các dự án này đều được UBND tỉnh Khánh Hòa ưu ái giao đất với thời hạn lâu dài (từ 40 đến 50 năm); không bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư khi không đảm bảo thời gian hoàn thành xây dựng dự án và thậm chí cũng được cho phép khai thác tận thu khoáng sản đất, đá làm VLXD nhưng không hề có Giấy phép khai thác khoáng sản (?). 

Các văn bản, hồ sơ dự án đầu tư xây dựng mà phóng viên thu thập được trong quá trình tác nghiệp cho thấy các dự án tại TP Nha Trang thì đa phần các chủ đầu tư sau khi được cấp Chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng đều được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hướng dẫn nộp Bản xác nhận đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản VLXD thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình, trình lên UBND tỉnh để thực hiện hoạt động khai thác tận thu khoáng sản trước khi thi công xây dựng dự án mà không cần phải có giấy phép khai thác khoáng sản (?).

Câu hỏi được đặt ra là: Trình tự giao đất thực hiện dự án và khảo sát khối lượng đất đá khi hạ cốt nền để thực hiện dự án hay khai thác tận thu khối lượng đất đá được dựa trên quy định nào? Cơ quan Nhà nước nào tham mưu đề xuất việc này? Với chức năng quản lý Nhà nước thì Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa đã hướng dẫn, thực hiện và quản lý như thế nào mà đến nay nhiều dự án chưa được triển khai thi công ngoài công tác hạ cốt nền và tận thu khai thác đất đá mang ra ngoài? Bên cạnh đó, công tác tổ chức triển khai Đề án xây dựng “Đô thị văn minh - công dân thân thiện” và Đề án đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động du lịch ở Nha Trang vẫn chưa giải quyết nên vẫn còn tình trạng ùn tắc giao thông, tình trạng gây ảnh hưởng trật tự mỹ quan đô thị. 

Xin phản ánh tới bạn đọc một số hình ảnh về khai thác tài nguyên gây ảnh hưởng đến môi trường, giao thông và mỹ quan đô thị:

Xe bồn chở bê tông mang nhãn hiệu Khánh Vĩnh thường xuyên gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông.
Các phương tiện vận tải đất đá từ núi Chín Khúc luôn choán hết đường dân sinh.
Đường dân sinh khu vực xã Vĩnh Thái, Nha Trang bị phá nát do xe chở đất đá từ núi Chín Khúc ra ngoài.
Xe bê tông Khánh Vĩnh làm ảnh hưởng tới khách du lịch tại nội đô TP Nha Trang.

Cùng chuyên mục

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.

Tin mới

Mưa dông diện rộng ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?
Sáng 8/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía đông Bắc bộ và đồng bằng Bắc bộ. Ở thời điểm này, không khí lạnh là rất nhẹ, gió không phải là bắc - đông bắc như trong mùa đông mà chếch sang phía đông (gió đông - đông bắc), mang theo hơi nước từ biển vào khiến độ ẩm gia tăng ở Bắc bộ.
Những đơn vị tiếp nhận xử lý thông tin về vi phạm giao thông
Thời gian qua, một số trường hợp người dân cung cấp thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm trên mạng xã hội đã được CSGT ghi nhận, xác minh, xử lý. Vậy, lực lượng Công an có đầu mối tiếp nhận các loại thông tin này để người dân cung cấp trực tiếp không? Hướng dẫn cụ thể thế nào?