Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/10/2023 11:51 (GMT+7)

Nhật Bản bắt đầu xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý đợt 2

Ngày 5/10, Nhật Bản đã bắt đầu đợt hai xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương.

Truyền thông Nhật Bản cho biết đợt hai dự kiến kéo dài tới ngày 23/10, với tổng cộng 7.800 tấn nước, tương đương với lượng nước đã xả trong đợt đầu. Theo kế hoạch, mỗi ngày xả khoảng 460 tấn.

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, có kế hoạch xả nước được lưu trữ trong các bể chứa sau khi được xử lý thông qua Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), thông qua một đường hầm trên biển kéo dài 1km ra biển.

ALPS có thể loại bỏ 62 loại chất phóng xạ, ngoại trừ tritium, có thể giảm xuống mức an toàn quốc tế thông qua việc pha loãng với nước biển.

tm-img-alt
Các bể chứa nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Ảnh: Reuters).

Từ đợt xả đầu tiên, Chính phủ Nhật Bản, chính quyền tỉnh Fukushima và Công ty Điện lực Tokyo đã phân tích định kỳ lượng tritium trong nước biển và cá quanh nhà máy và không ghi nhận bất thường.

Ngày 4/10, TEPCO cũng đã đo nồng độ tritium trong nước đã qua xử lý phóng xạ và kết quả cho thấy 87 becquerel trong 1 lít nước, thấp hơn mức tiêu chuẩn được phép xả.

Ngày 5/10, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng ra thông cáo báo chí khẳng định nồng độ tritium trong nước xả đợt hai “dưới ngưỡng giới hạn cho phép.”

TEPCO, công ty vận hành nhà máy trên, và Chính phủ Nhật Bản khẳng định việc xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển là bước cần thiết để tiến tới dừng hoạt động của Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima bị hư hại nghiêm trọng trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.

Theo kế hoạch, TEPCO sẽ xả gần 31.200 tấn nước đã qua xử lý phóng xạ theo 4 giai đoạn, hoàn tất trong tài khóa hiện nay (đến hết tháng 3/2024).

Đây là lượng nước được dùng để làm mát những thanh nhiên liệu hạt nhân nóng chảy, hòa trộn với nước mưa và nước ngầm nhưng đã qua xử lý đảm bảo an toàn.

Trước đó từ ngày 24/8, Nhật Bản đã bắt đầu đợt xả đầu tiên với tổng cộng 7.800 tấn nước đã qua xử lý ra biển trong 17 ngày.

Kể từ khi Nhật Bản công bố kế hoạch này, Trung Quốc đã có những phản ứng rất gay gắt khi chỉ trích Tokyo không tham khảo ý kiến đầy đủ của cộng đồng quốc tế về việc xả nước. Trung Quốc ra thông báo đình chỉ nhập khẩu tất cả các sản phẩm thủy hải sản nguồn gốc Nhật Bản từ ngày 24/8 với lý do "bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc và đảm bảo an toàn cho thực phẩm nhập khẩu".

Phản ứng lại các động thái này của Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 24/8 cho biết ông sẽ thúc giục chính phủ Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu và tham gia các cuộc thảo luận nghiêm túc về kế hoạch xả nước giữa các chuyên gia của cả hai quốc gia dựa trên cơ sở khoa học. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc.

Cùng chuyên mục

Ảo thuật gia lừng danh David Copperfield bị tố chuốc thuốc, gây hại trẻ vị thành niên
Cả thế giới sốc nặng trước thông tin David Copperfield, ảo thuật gia vĩ đại nhất mọi thời đại, bị tố xâm hại tình dục 16 phụ nữ trong suốt hơn ba thập kỷ. Các nạn nhân, nhiều người còn ở tuổi vị thành niên khi bị tấn công, đã dũng cảm đứng lên tố cáo. Sự thật phía sau những màn ảo thuật lộng lẫy này là gì?
Ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục tại Cuba
Ngày 14/5, Cuba ghi nhận mức nhiệt 40 độ C tại thị trấn Bolivia ở miền Trung nước này. Đây là lần thứ hai trong lịch sử đảo quốc Caribe này ghi nhận nhiệt độ ở mức cao như vậy.

Tin mới

Công khai danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, quy định rõ việc công khai, gỡ bỏ thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp.
Chiêu lừa cũ dụ dỗ nhiều nạn nhân mới
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu tham gia các chương trình/ hội nhóm từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.